Con dâu "sống cho mình", mẹ chồng khốn khổ

06/06/2021 - 21:37

PNO - Bà giáo buồn bã thừa nhận: con dâu hư là do lỗi của bà, bà đã không dứt khoát dạy dỗ từ khi cô gái ấy mới về nhà chồng...

Trong bài báo Hãy phiêu lưu trong… giới hạn, tác giả Lan Khôi có đề cập quan điểm: "Sống cho mình, nhưng đừng quên người thân"- điều này thật đúng. Tôi xin kể câu chuyện một cô con dâu bên hàng xóm. Cô ấy "sống cho mình, sống vì mình" nhưng khiến người chung nhà là anh chồng và bà mẹ chồng khốn khổ. 

suốt 11 năm ròng rã, vì giữ êm ấm cho gia đình, mẹ chồng nín nhịn, làm tất cả mọi việc để chiều lòng con dâu
Suốt 11 năm ròng rã, vì giữ êm ấm cho gia đình, mẹ chồng nín nhịn, làm tất cả mọi việc để chiều lòng con dâu - Ảnh minh họa

Người mẹ năm nay đã 65 tuổi, là giáo viên tiểu học nghỉ hưu. Chồng mất sớm, lương hưu ít ỏi, bà tập trung nuôi heo để tăng thu nhập. Tới mùa đậu phộng, bà ép dầu để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Con trai bà đã 37 tuổi nhưng công việc không ổn định, anh vừa phụ mẹ chăm đàn heo, vừa bán bảo hiểm. Mấy năm nay, heo thịt mất giá liên tục, thu không đủ chi, cuộc sống của họ chênh vênh, lâm vào cảnh nợ nần.

Mấy năm nay, giá heo giảm mạnh khiến mẹ chồng lâm vào cảnh nợ nần - ảnh Lê Phúc
Mấy năm nay, giá heo giảm mạnh khiến mẹ chồng lâm vào cảnh nợ nần - ảnh Lê Phúc

Chị Hà là con dâu của bà giáo. Chị làm bảo mẫu trong một trường mầm non tư thục được hai năm nay. Hồi mới về làm dâu, chị vừa học xong và chưa có việc làm nhưng vẫn giữ nếp sống tự do và bừa bãi như thời con gái, thường xuyên thức giấc muộn vào buổi sáng và ngủ trưa đến 3-4 giờ chiều mới dậy.

Việc nhà cửa chị Hà ít khi đụng tay dọn dẹp, dù rảnh rỗi. Thay vào đó, chị chuyên tâm lướt Facebook và Tiktok giải trí. Chị luôn cảm thấy đời sống hôn nhân tù túng sinh ra rất thích đi du lịch, nên khi có điều kiện là chị "xách ba lô lên và đi".

Ngược lại, sau những giờ quần quật làm việc, mẹ chồng phải về nhà lo cơm nước cho con dâu và con trai ăn. Mâu thuẫn của họ nảy sinh từ đó.

Rồi con trai của anh chị chào đời. Vì thương con, thương cháu, mẹ chồng tiếp tục "bao thầu" hầu hết mọi việc trong nhà, từ nấu nướng, lau dọn, đi chợ... Cô con dâu chỉ việc ngồi một chỗ vừa bế con vừa ôm điện thoại lướt mạng xã hội.

Bà mẹ chồng hậm hực với con dâu nhưng sợ mang điều tiếng với hàng xóm nên không dám nặng lời.

Một thời gian sau, thấy không ổn, bà bằng mời hai vợ chồng anh chị “nói chuyện”, yêu cầu con dâu phải thay đổi, biết chăm lo chuyện nhà cửa, bếp núc, chăm con… Nhưng con dâu dạ dạ, vâng vâng chứ không thay đổi. 

Dịp lễ tết, khi họ hàng bên chồng sum họp, cô con dâu thường kiếm cớ dẫn con về ngoại với lý do “không thích ồn ào”. Bà con đến chơi, chị không chào hỏi, chỉ ở trong phòng lướt điện thoại. Mẹ chồng luôn phải nói đỡ: "Cháu nó bận lắm, mong mọi người thông cảm, bỏ qua".

Một lần, mẹ chồng giận dữ chất vấn chị Hà: "Họ hàng đến chơi, dù con không thích cũng phải giữ thể diện cho chồng và gia đình. Sao lại cư xử như vậy?". Chị vùng vằng: "Tính con nó thế từ bé. Mẹ không chấp nhận thì con đành ra đi thôi".

Nói rồi, chị ôm con về nhà cha mẹ ruột, để lại lá đơn ly hôn với lý do “không hợp với chồng và mẹ chồng”. Với chị, hạnh phúc là khi được sống tự do, sống thật với chính mình, cuộc sống ở nhà chồng khiến chị mệt mỏi, tù túng.

Bà mẹ chồng nín nhịn, vay mượn để mua mảnh đất nhỏ, dựng nhà cho vợ chồng anh chị ra ở riêng; rồi rút tiền tiết kiệm sắm sửa vật dụng trong nhà. Sợ con dâu thất nghiệp sẽ lười biếng, sinh tật, bà tất tả gõ các cửa xin việc cho chị.

Khi con dâu nhận việc, đi làm ở trường mầm non, cả nhà đều vui mừng, hy vọng con dâu sẽ biết ơn mẹ chồng mà thay đổi. Nhưng bà mẹ chồng lại thất vọng thêm lần nữa. 

Từ ngày chị đi làm, chuyện nhà, chuyện con cái đi học, chị phó thác hết cho mẹ chồng và chồng. Thời gian rảnh chị chỉ làm những việc theo sở thích của mình. Tiền lương hằng tháng, chị để dành tiêu dùng cá nhân chứ không gửi mẹ chồng  tiền chợ búa, cơm nước hay lo cho cháu.

Chị cũng bắt đầu so sánh chồng mình với chồng bạn, chê chồng không biết làm ăn, thu nhập ít ỏi, không bằng người ngoài. Đến mức này, chồng chị thật sự mệt mỏi và anh mong được ly hôn, nhưng mẹ anh vẫn khuyên con trai nín nhịn vợ, đừng ly hôn, hãy thương đứa con còn nhỏ.

Những lúc bạn bè thân thiết chia sẻ, bà buồn và rười rượi thừa nhận: con dâu hư là do lỗi của bà, bà đã không dứt khoát dạy dỗ từ khi cô gái ấy mới về nhà chồng...

Thanh Vạn

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Bên nhau bình thường

    Bên nhau bình thường

    28-12-2024 13:13

    Tôi nhận ra rằng đôi khi cái vui, cái rộn ràng của tôi lại chẳng bằng cái rất bình thường của anh.

  • Vết sẹo cũ và quyền được yêu

    Vết sẹo cũ và quyền được yêu

    28-12-2024 06:08

    Anh chia tay cô vì mẹ anh không thích cô. Lý do không thích cũng rất chi là nhẹ nhàng: do ba mẹ cô không hạnh phúc.

  • Cuộc đời đâu có dài

    Cuộc đời đâu có dài

    27-12-2024 06:20

    Tôi đã từng khuyên chị, con cái lớn hết cả rồi, đã đến lúc sống cho bản thân, vì cuộc đời đâu có dài.

  • "Thừa hơi" khi gần chồng

    "Thừa hơi" khi gần chồng

    26-12-2024 22:00

    Để giảm bớt tiến tới dứt hẳn nỗi thẹn thùng này, bạn cần chữa chạy cùng lúc 2 mũi: ngoài giường và trên giường.

  • Cái giá của hạnh phúc

    Cái giá của hạnh phúc

    26-12-2024 18:26

    Việc gì cũng có giá, chịu đựng nhau cũng có giá của sự chịu đựng, mà tung hê cũng có cái giá của tung hê.

  • Đời người qua nhanh

    Đời người qua nhanh

    26-12-2024 06:17

    Anh hăng hái gắn camera, kết nối máy tính điện thoại rồi ở nhà làm việc từ xa để coi chừng má...

  • Chồng nấu, vợ khen ngon

    Chồng nấu, vợ khen ngon

    25-12-2024 07:09

    Làm mệt nên tôi đâm cáu gắt, quạu quọ với chồng con. Nhưng hễ chồng ngỏ ý nấu phụ thì tôi lại gạt đi.

  • Phép màu Giáng sinh từ đâu đến?

    Phép màu Giáng sinh từ đâu đến?

    24-12-2024 21:35

    Mỗi mùa Giáng sinh đến, những túi quà ông già Noel vác nặng ngoài kia, có món quà nào không từ mồ hôi nước mắt của cha mẹ?

  • Nỗi đau mất con

    Nỗi đau mất con

    24-12-2024 18:27

    Cũng có những chia ly dù đã chuẩn bị trước nhưng khi xảy đến mới thấm đẫm hết đau thương.

  • Chưa bao giờ tôi quên tặng quà Giáng sinh cho mình

    Chưa bao giờ tôi quên tặng quà Giáng sinh cho mình

    24-12-2024 13:42

    Hãy yêu thương mình mỗi ngày, mọi lúc, mọi nơi. Tình yêu bạn dành cho chính bạn mới là tình yêu trọn vẹn và đủ đầy nhất.

  • Giáng sinh này con muốn ăn gì?

    Giáng sinh này con muốn ăn gì?

    24-12-2024 06:02

    Mỗi mùa Noel đến, tôi lại nhớ đến quãng thời gian tuổi thơ trong căn nhà đủ bố và mẹ. Ấm áp và an toàn biết bao!

  • Ngày mai là Giáng sinh…

    Ngày mai là Giáng sinh…

    23-12-2024 15:42

    Ngày mai là Giáng sinh, là ngày cưới của chị. Chị giật mình, hình như lâu rồi anh chị không có một cuộc hẹn hò...

  • Sự thật giấu kín với mẹ chồng

    Sự thật giấu kín với mẹ chồng

    23-12-2024 06:46

    Ở thành phố đắt đỏ này, nếu mẹ chồng không cùng chia khổ thì gia đình khó thuận hòa.

  • Kinh nghiệm của tôi sau vụ cháy kinh hoàng

    Kinh nghiệm của tôi sau vụ cháy kinh hoàng

    22-12-2024 17:36

    2 vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại Hà Nội, TPHCM đã cướp đi nhiều sinh mạng. Vụ cháy làm tôi nhớ lại chuyện mình suýt gây thảm họa cháy toàn chung cư.

  • Vợ thức thâu đêm bán hàng online mùa tết

    Vợ thức thâu đêm bán hàng online mùa tết

    22-12-2024 07:15

    Hơn 1 giờ sáng, anh vẫn thấy đèn dưới nhà sáng đèn, lần mò ra cầu thang ngó xuống thấy vợ đang cắm cúi ngồi tính toán. Anh thở dài, xót vợ.

  • Đàn bà như những hạt mưa

    Đàn bà như những hạt mưa

    21-12-2024 14:50

    Tôi ước rằng đàn bà có thể lớn lên, lấy chồng sinh con, trải nghiệm, đi qua mọi chướng ngại nhưng vẫn giữ được những tin yêu như cầu vồng ngày nhỏ.

  • Vợ không buồn đứng tên căn nhà chung

    Vợ không buồn đứng tên căn nhà chung

    21-12-2024 06:29

    Vợ cùng tôi đi ngân hàng vay tiền, đi đặt cọc, hệt như một cặp vợ chồng đồng lòng, nhưng cô ấy lại từ chối đứng tên trên sổ hồng.

  • Con dâu đòi ly hôn, nhà chồng ngỡ ngàng

    Con dâu đòi ly hôn, nhà chồng ngỡ ngàng

    20-12-2024 19:55

    Em gái lấy chồng hơn 10 năm, nhưng cứ vài tháng một lần, khi vợ chồng mâu thuẫn, bên thông gia lại gọi điện mời cha mẹ qua để nói chuyện.