Con đã có gia đình cha mẹ vẫn yêu cầu gửi tiền

22/12/2019 - 10:53

PNO - Tôi vừa nghe tâm sự của một người đàn ông 30 tuổi đang mắc kẹt trước hai mối quan hệ mà anh theo bên nào, bỏ bên nào cũng không thể. Khổ nỗi, lại là chuyện rắc rối liên quan tới tiền.

Tôi vừa nghe tâm sự của một người đàn ông 30 tuổi đang mắc kẹt trước hai mối quan hệ mà anh theo bên nào, bỏ bên nào cũng không thể. Khổ nỗi, lại là chuyện rắc rối liên quan tới tiền.

Trước khi lấy vợ, anh dành dụm mua chung cư trả góp. Một khoản khác anh giao cho cha mẹ giữ để tiết kiệm. Nay anh đã có gia đình, có con. Anh đang phải làm trụ cột cho 6 thành viên, tính luôn cả cha mẹ và đứa em đang học đại học. Hằng tháng, cha mẹ luôn nhắc anh về khoản tiền tiết kiệm như trước, dù cha mẹ anh không nghèo khó hay thiếu thốn. Nếu anh không gửi về, sẽ bị mẹ phàn nàn rằng anh là thay lòng với cha mẹ sau khi lấy vợ. 

Cha mẹ anh quan niệm: tiền con cái làm ra phải do bố mẹ giữ, con dâu không có quyền can dự vào. Có lần, anh đã tranh luận với cha mẹ về sự vô lý này. Anh đưa chuyện mình ra nhờ bạn bè tư vấn, mong tìm được lời giải đáp khi đứng giữa ngã ba bên hiếu - bên tình.

Con da co gia dinh cha me van yeu cau gui tien
Vấn đề ai giữ tiền luôn gây nên những tranh cãi. Ảnh minh hoạ

Đây có lẽ không phải chuyện cá biệt. Từ các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội, không ít  chị em than thở về việc tay hòm chìa khoá được giao cho mẹ hay cha chồng. Để rồi gia đình nhỏ của họ xào xáo, vợ chồng không tìm được tiếng nói chung về tài chính, đành chọn cách chia tay nhau, dù còn thương nhau.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà lại mỗi cảnh. Tôi nghe xong, thấy mừng vì bản thân không rơi vào hoàn cảnh ấy.

Ba anh em tôi lớn lên trong một gia đình làm nông với thu nhập chỉ ở mức đủ ăn, đủ mặc và đủ để cha mẹ chăm lo cho việc học hành của anh chị em tôi. Hiện tại, chúng tôi đều đã có việc làm ổn định. Anh và chị tôi đều đã lập gia đình.

Tuy nhiên, từ lúc chúng tôi kiếm được đồng tiền đầu tiên đến nay, cha mẹ chưa lần nào hỏi han lương tháng bao nhiêu, cũng chưa bao giờ dặn hỏi vì sao không thấy đưa họ đồng nào. Miễn cha mẹ biết chúng tôi sống tốt, lương thiện, thế là đủ.

Mấy dịp lễ tết, nhận lì xì xong, cha tôi lúc nào cũng đợi cuối ngày để cho lại con cháu. Ông chỉ muốn nhận tinh thần và tình cảm. Có lần, tôi lén dùng mấy chục triệu đồng mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho cha. Ông biết được và hỏi mãi về số tiền đó. Bởi cha tôi sợ con số không nhỏ đó, có được từ những việc làm không hay. Tính người già có thể lo xa là vậy, nhưng hơn cả tôi hiểu cha không muốn trở thành gánh nặng với chúng tôi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 

Mồ hôi, nước mắt, thậm chí là máu của đấng sinh thành có thể đổ vì con cái, nhưng thường họ không mong cầu điều ngược lại. Cha mẹ tôi hay nói, ngày nào còn khoẻ, sẽ không phải nhờ cậy con. Cũng chính nhờ đó, ai trong chúng tôi cũng ý thức sớm về việc tự lập, không sống dựa dẫm vào ai, và biết trọng từng đồng tiền làm ra.

Con da co gia dinh cha me van yeu cau gui tien
Đồng tiền trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng có sự nhạy cảm riêng nếu người trong cuộc không khéo xử lý. Ảnh minh hoạ

Gia đình các anh chị tôi chung công thức: tiền được giao cho phụ nữ quản lý. Mỗi dịp giỗ chạp, ai nấy đều ý thức được trách nhiệm đóng góp. Gia đình vì thế mà thuận hoà, lúc nào cũng vui vẻ. 

Tôi nghĩ, cái nghèo hay sự thiếu thốn không làm người ta khốn khổ bằng việc có tiền mà lại tranh giành, so bì, ganh ghét nhau. 

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI