Con có yêu ba mẹ không?

22/02/2016 - 19:09

PNO - Hầu hết trẻ con, khi được hỏi có yêu ba mẹ không, chúng đều gật đầu, hoặc bập bẹ: có, có… Rồi chúng lớn lên, câu này được hỏi ít dần.

Yêu thương con cái trên hết mọi sự, là một kết luận mà cha mẹ không cần phải chứng minh. Thế nhưng, tại Trung tâm Giá trị sống TP.HCM, trong khóa học Những giá trị sống trong giáo dục con trẻ, trước câu hỏi “Liệu con của bạn có yêu thương ba mẹ không?” một số người gật đầu hài lòng, nhưng không ít người ngập ngừng: “Chắc là có, nhưng thật khó hiểu hết biểu hiện của bọn trẻ, có lúc chúng quá vô tâm, vô tình, có vẻ chẳng quan tâm gì đến bố mẹ”.

Con co yeu ba me khong?
Ảnh minh họa - Shutterstock

Con lạnh lùng

Chị Trần Thị Ngọc Trân, làm trong ngành may mặc mang đến khóa học câu chuyện: Ngày còn bé, con ngồi co chân trên ghế khi tôi lau nhà. Bây giờ, cũng thế, con cũng co chân khi thấy tôi cầm giẻ lau, chỉ có khác là chân của các con đã dài hơn cả chân của mẹ.

Những lúc tôi đau ốm, thì bà nội gần 80 tuổi nấu cơm. Tôi rất lo cho cô con gái đã ngoài 20 tuổi, chưa quen với việc bếp núc. Sau này, lập gia đình liệu có hạnh phúc không, ai sẽ lo việc nội trợ trong gia đình của con? Nghe tôi nói, con tặc lưỡi: “Mẹ ơi, xã hội phát triển, phải giải phóng cá nhân chứ, sẽ có đủ mọi dịch vụ gia đình”.

Cậu con trai út của tôi 15 tuổi, ít có mặt ở nhà, sau giờ học, long nhong đi chơi với bạn bè. Tôi và bố các con đã ly thân, tôi mở một quán ăn nhỏ, bán đồ điểm tâm, để có thu nhập. Chồng chu cấp tiền nuôi con, với điều kiện tôi phải cam kết không để các con “mó tay” vào quán ăn.

Có lần, cô bạn đến nhà chơi, thấy tôi đang rửa đống chén, đã buột miệng hỏi con gái tôi đang ngồi xem ti vi “Sao cháu không giúp mẹ ?”. Con trả lời: “Cháu không biết rửa chén. Học xong đại học, cháu sẽ đi làm, kiếm tiền, thuê người giúp việc, để mẹ đỡ cực”.

Nghe con nói thế, tôi đỡ tủi thân, bởi con cũng biết thương mẹ, chỉ vì con “không ưa và không quen” làm việc nhà thôi. Tôi không tìm được hạnh phúc trong mối quan hệ hôn nhân, nên đổ dồn tình thương vào các con, không đòi hỏi ở con trách nhiệm nào, coi sự tận tụy của mẹ là đương nhiên, mẹ là phải làm mọi thứ.

Một vị phụ huynh khác có tâm trạng vừa bực, vừa thương đứa con đang vào tuổi mới lớn: “Con trai tôi có vẻ vui hơn khi tôi đừng để ý đến nó. Thỉnh thoảng, tôi thấy nó trong nhà, chẳng kịp hỏi thăm, âu yếm, nó chuồn mất. Những lúc hiếm hoi, gặp nó ở mâm cơm. Nó lại nói trước: “Bố muốn nói gì, thì nói nhanh lên”.

Dường như, với nó, tôi là người mang tiền về nhà, chứ không phải là người sinh ra nó, và có quyền dạy bảo nó. Không biết khi lớn tuổi, tôi có được vận may già cậy con”. Trước hiện tượng đó, vợ ông hay an ủi chồng: “Con bận học hành, lại đang thích giao tiếp bạn bè, chứ đâu phải nó không biết thương bố mẹ. Nó chịu học, không ham chơi là ổn rồi”.

"Hối lộ" con

Ngay từ lúc con mới biết nói, bố mẹ thường điều tra con: trong nhà mình con yêu ai nhất. Phần lớn trẻ lên ba thường chỉ tay về phía bố, vì đó là người ít làm phiền nó, không bắt nó ăn, uống sữa, đi ngủ , thay quần áo… như mẹ. Nhưng đến tuổi biết đòi đồ chơi, thì mẹ lại “dễ thương” hơn. Các bà mẹ khó cưỡng lại nước mắt của con. Trẻ phá nhiều hơn chơi, mau chán, lại hay đòi mua cái mới.

Nhiều ông bố, bà mẹ tặc luỡi: “Coi như con tìm hiểu, cũng học hỏi chút ít qua đồ chơi”. Chẳng có bố mẹ nào kịp dạy cho con giá trị của món đồ chơi không chỉ ở giá tiền, mà còn ở sự hy sinh, nỗ lực của bố mẹ. Không ít bố mẹ còn lợi dụng đồ chơi để “hối lộ” trẻ, yêu cầu chúng làm những gì mình muốn.

Trẻ đòi gì được nấy từ cha mẹ, học được rằng đó là sự trao đổi, có điều kiện, chúng hiểu rằng chúng được bố mẹ “mua chuộc” tình cảm hơn là được yêu thương. Đồ chơi tiếp nối điện thoại, xe máy... con cái đòi hỏi là phải được. Bà mẹ nào từ chối, dễ bị con khép vào tội không thương con và chúng sẽ có cách làm cho mẹ áy náy, đau khổ.

Trách nhiệm cao, tình yêu tăng

Không thể nghĩ rằng, đứa con yêu thương bố mẹ là điều đương nhiên, mà chúng cần phải được bố mẹ dạy cho điều đó.

Tại khóa học trên, mọi người nhận ra: trước hết, con cái phải nhận được yêu thương từ bố mẹ, thì mới biết đáp trả. Nếu trẻ không được bố mẹ lắng nghe, chia sẻ, quan tâm, đáp ứng những nhu cầu hợp lý, chúng không cảm nhận được tình yêu thương từ bố mẹ. Bố mẹ yêu con trước khi con yêu bố mẹ. Đó là một cam kết, chấp nhận của những người muốn có con.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Thương hoài tóc vấn khăn lươn

    Thương hoài tóc vấn khăn lươn

    26-12-2024 11:17

    Vành khăn lươn luôn được nội vấn chỉn chu giống như lời tri ân của nội dành cho phong tục truyền thống. Đó cũng là lời nội ngầm răn dạy con cháu.

  • Tuổi già rực rỡ trên sàn nhảy

    Tuổi già rực rỡ trên sàn nhảy

    26-12-2024 06:11

    Bà Lý Thị Bình (81 tuổi, TPHCM) luôn cháy hết mình trong những điệu nhảy, từ điệu slow đến tango, rumba, chachacha…

  • Giả bộ nấu xà bần

    Giả bộ nấu xà bần

    25-12-2024 16:14

    Đó có lẽ là món ăn nhanh có lịch sử lâu đời nhất của đàn bà con gái miền Tây, nhưng sau này có lẽ món ấy chỉ còn trong lời kể.

  • Đưa mẹ đi chơi

    Đưa mẹ đi chơi

    25-12-2024 10:25

    Họ đã quyết định tạm gác lại nhiều thứ, dành thời gian đưa mẹ tham gia những chuyến du lịch đặc biệt.

  • Tại sao đàn ông không biết làm việc nhà?

    Tại sao đàn ông không biết làm việc nhà?

    25-12-2024 06:47

    Trước khi muốn huấn luyện chồng, bạn phải quên đi nếp nghĩ “thâm căn cố đế” của bà và mẹ bạn là “không nên bắt đàn ông mó tay vào việc nhà”.

  • U70 vẫn hào hứng mùa lễ hội

    U70 vẫn hào hứng mùa lễ hội

    24-12-2024 18:25

    Thay vì buồn vì đã già, hãy lạc quan đón nhận mọi thứ để cuộc sống thoải mái hơn, dù ở bất cứ lứa tuổi nào.

  • Chỉ đường cho hươu: Người bạn khác thường

    Chỉ đường cho hươu: Người bạn khác thường

    24-12-2024 14:44

    Hễ cô gái nào bật đèn xanh và bày tỏ ý định nâng cấp tình bạn lên thành tình yêu là bạn ấy “tắt nguồn” và tránh mặt.

  • Gia đình là điểm tựa để thực hiện ước mơ

    Gia đình là điểm tựa để thực hiện ước mơ

    24-12-2024 12:15

    Với những doanh nhân, gia đình là là điểm tựa và là nguồn cảm hứng, minh chứng cho giá trị sản phẩm họ mong muốn đem đến thị trường.

  • Đón mùa lễ hội vui mà không “hao”

    Đón mùa lễ hội vui mà không “hao”

    24-12-2024 06:01

    Những ngày lễ, tết không áp lực sẽ là những kỷ niệm, ký ức đáng nhớ trong mỗi gia đình.

  • Mai ăn chi mẹ hè?

    Mai ăn chi mẹ hè?

    23-12-2024 19:21

    Ở trong gia đình với 4 thế hệ, việc nấu đúng với nhu cầu từng người sẽ khá vất vả, nhưng mẹ vẫn luôn chuẩn bị tươm tất.

  • Dạy con nghĩ tích cực

    Dạy con nghĩ tích cực

    23-12-2024 14:55

    Khi ta đổi cách nhìn nhận một vấn đề, dường như nó không còn là “vấn đề” nữa.

  • Mẹ và con chinh phục những cung đường, những đỉnh cao

    Mẹ và con chinh phục những cung đường, những đỉnh cao

    23-12-2024 06:45

    Chỉ trong vòng 5 tháng, mẹ và 2 con đã chinh phục thành công 4 đỉnh núi và 1 đỉnh đèo có độ cao từ 2.860m đến 4.575m.

  • Già đi, là chúng ta còn may mắn

    Già đi, là chúng ta còn may mắn

    22-12-2024 16:06

    Tuổi già nhất định sẽ đến. Nếu chúng ta ứng xử với nó một cách tích cực thì cuộc sống của chúng ta sẽ chủ động hơn, tích cực hơn.

  • Tuổi nào ta cũng yêu mình!

    Tuổi nào ta cũng yêu mình!

    22-12-2024 07:07

    Bà xem sự tự do trong cuộc đời là một đặc quyền và ngày nào còn tự do, ấy mới là ngày đáng sống.

  • Gửi tôi, người đàn bà 20 năm nữa

    Gửi tôi, người đàn bà 20 năm nữa

    21-12-2024 20:12

    Tôi hứa sẽ dưỡng mình thành người đàn bà nhiều nếp nhăn vui vẻ, không làm vướng bận hay phiền toái một ai...

  • Mang Huế xưa về gần mẹ cha

    Mang Huế xưa về gần mẹ cha

    21-12-2024 10:17

    Ông đã mang cả xứ Huế đặt trong nhà, chỉ để tặng cha mẹ, tặng cho ông bà nơi cố hương.

  • Giáng sinh đa văn hóa

    Giáng sinh đa văn hóa

    21-12-2024 06:28

    Gần 10 năm ở châu Âu, với tôi là những trải nghiệm khá đặc biệt về Giáng sinh giữa các nền văn hóa.

  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.