Coi công dân EU là 'con tốt' để mặc cả Brexit, nữ Thủ tướng Anh hứng bão dư luận

21/08/2016 - 08:21

PNO - Vấn đề nan giải nhất của thủ tướng Anh Theresa May cho đến nay là tại sao một người đi tiên phong trong luật chống lại chế độ nô lệ lại có thể phát ngôn những lời nhẫn tâm về người di cư EU đến như vậy?

Coi cong dan EU la 'con tot' de mac ca Brexit, nu Thu tuong Anh hung bao du luan
Bà Theresa May đã bị tố cáo là coi hàng triệu công dân EU như một con tốt trong đàm phán Brexit.

Lời tuyên bố của bà rằng, bà sẽ sử dụng những người nhập cư như vật thương lượng trong các cuộc đàm phán Brexit đã khiến nhiều người thay đổi cách nhìn về bà, như một người kỳ lạ và đáng sợ.

Tờ "Times" đã tiết lộ về người đứng sau giật dây, không bất ngờ lắm khi đó chính là bộ máy chính phủ Anh (Whitehall).

Coi cong dan EU la 'con tot' de mac ca Brexit, nu Thu tuong Anh hung bao du luan
Whitehall được coi là trung tâm quyền lực của chính phủ Anh

Sir Ivan Rogers, đại sứ Anh ở EU, đã khuyên tất cả các lãnh đạo đảng Bảo thủ coi ba triệu kiều dân EU ở Anh làm những con chip  thương lượng vì đây sẽ là 'con bài mặc cả mà chỉ Anh mới có". Cựu thị trưởng London Boris Johnson, Andrea Leadsom (từng là đối thủ của bà Theresa May trong cuộc đua tranh ghế Thủ tướng Anh), Bộ trưởng Tư pháp Anh Michael Gove và Bộ trưởng Kinh doanh Anh Sajid Javid đều cho rằng đây là một ý tưởng kinh khủng.

Họ nói rằng ngay cả các y tá Ba Lan hay cơ khí Đức ở Anh sẽ vẫn 'chơi đẹp' với Bộ Ngoại giao thì tại sao một chính phủ nhân đạo lại muốn làm như vậy?

Sai lầm lớn nhất của bà Theresa May là không nghĩ kĩ về lời khuyên này có đúng đắn hay không. Một mối đe dọa như vậy có thể giống như một người máu lạnh, 'ăn sâu' trong tư duy của Whitehall và Brucxen. Và bà đã phải đối mặt với sự bất cẩn đó.

Chủ tịch Đảng Độc lập Anh (UKIP) Nigel Farage đã nói rằng đề nghị này là một điều ghê tởm. Ông cho hay các công dân EU sống và làm việc ở Anh sẽ được phép ở lại, trừ khi họ phạm tội.

Ông Farage nói: "Tôi cảm thấy kinh tởm về cách mà bà Theresa May đã nói. Các công dân EU sống ở Anh đều đến đây một cách hợp pháp." và "Các anh hùng Brexit của ngày hôm qua đã trở thành những anh hùng Brexit đáng buồn của ngày hôm nay."

Tim Farron, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do, cho biết: "Đây thực sự là một điều đáng lo ngại cho người dân châu Âu về cuộc sống lâu dài của họ ở Anh. Bất kể kết quả của cuộc đàm phán với châu Âu về Brexit có ra sao đi nữa, các công dân EU đã sống ở Anh phải được phép ở lại."

Trong một sự phản đối rõ rệt, Sigmar Gabriel, Phó thủ tướng Đức, cho biết ông sẽ nêu vấn đề về hai quốc tịch - mà thường bị cấm ở Đức cho công dân ngoài EU - trong cuộc bầu cử quốc gia của nước này vào năm tới.

"Hãy ban phát đề nghị này cho những người Anh sống ở Đức, Ý hay Pháp đi, như vậy thì  mới có thể duy trì các công dân EU," Gabriel nói tại một cuộc họp ở Berlin của đảng Dân chủ Xã hội trung tả của ông.

Ngày 21-7, phát biểu trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Pháp François Hollande đã nói rằng, Pháp sẽ không chấp thuận Anh được hưởng các ưu đãi của thị trường chung EU trừ khi nước này duy trì quyền tự do đi lại cho công dân của EU.

Coi cong dan EU la 'con tot' de mac ca Brexit, nu Thu tuong Anh hung bao du luan
Anh muốn giảm số người nhập cư từ 27 quốc gia thành viên châu Âu tới Anh nhưng vẫn giữ được ưu tiên tiếp cận thị trường EU. Vì vậy, các nhà phân tích cho rằng, Anh sẽ phải đối mặt với những cuộc đàm phán đầy khó khăn và thậm chí cả thái độ lạnh lùng của các thành viên EU.

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May ngày 15/8 cho biết, bà May đang tung ra "toàn bộ sức mạnh" của Chính phủ đằng sau mục tiêu giành được thỏa thuận tốt nhất trong việc London rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Khi được hỏi về những thông tin truyền thông cuối tuần qua nói rằng bà May sẽ trì hoãn việc kích hoạt Điều 50 đến cuối năm 2017, người phát ngôn Thủ tướng Anh cho biết toàn bộ sức mạnh của bộ máy chính phủ đã được đặt đằng sau nỗ lực này và việc thông báo kích hoạt Điều 50 sẽ không xảy ra trước năm 2017.

Việc Anh chính thức thông báo lên Hội đồng châu Âu về quyết định rời EU sẽ là khởi đầu tiến trình đàm phán kéo dài ít nhất 2 năm về việc Anh rời khỏi liên minh này. Hiện các nhà lãnh đạo EU đã thúc giục tân Thủ tướng Anh đẩy nhanh tiến trình này, song bà Theresa May đang tìm cách trì hoãn nhằm chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho các cuộc đàm phán sau này về mối quan hệ mới giữa Anh và EU.


Minh Châu (Theo The Spectator, Express, The Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI