Cơ sở sản xuất kinh doanh thải ra môi trường hơn 1.400 tấn rác/ngày

11/06/2017 - 12:51

PNO - Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt của toàn thành phố thải ra hàng ngày trên 8.300 tấn. Chất thải rắn tập trung ở các nguồn rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải ở các khu công nghiệp.

Báo cáo tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP.HCM khóa IX sáng 11/6, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP Nguyễn Toàn Thắng nhìn nhận tình trạng ô nhiễm chưa được cải thiện so với yêu cầu, một số chỉ tiêu chưa đạt được so với mục tiêu đặt ra.

Co so san xuat kinh doanh thai ra moi truong hon 1.400 tan rac/ngay
Ông Nguyễn Toàn Thắng - giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM.

Công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư, quản lý chất thải chưa được gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội; các quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm chưa được thực hiện nghiêm. Các đề án, đồ án quy hoạch ngành liên quan đến bảo vệ môi trường chưa được tích hợp với quy hoạch sử dụng đất.

“Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt của toàn thành phố thải ra hàng ngày trên 8.300 tấn. Chất thải rắn tập trung ở các nguồn rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải ở các khu công nghiệp. Trên địa bàn TP có hơn 1,9 triệu hộ dân thải ra trung bình hơn 3.400 tấn rác/ngày, các cơ sở sản xuất kinh doanh gián tiếp thải ra môi trường công cộng hơn 1.400 tấn/ ngày.

Co so san xuat kinh doanh thai ra moi truong hon 1.400 tan rac/ngay
Lãnh đạo TP.HCM tham gia kỳ họp.

TP có hai hệ thống thu gom rác sinh hoạt hàng ngày là do các công ty Môi trường Đô thị TP, các công ty công ích các quận, huyện và nhóm thu gom rác dân lập. Về mức giá xử lý rác hiện nay VWS 5.500 tấn/ngày là 20,9 USD/tấn”, ông Thắng cho hay.

Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP Nguyễn Toàn Thắng nhận định, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư trên địa bàn TP thời gian qua còn một số tồn tại như về quy hoạch và xây dựng các cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường.

Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng nguồn nước thiếu hệ thống quan trắc tự động giám sát chất lượng nguồn nước và các nguồn ô nhiễm (nước thải và chất thải rắn), xâm nhập mặn, chưa có  sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai.

Co so san xuat kinh doanh thai ra moi truong hon 1.400 tan rac/ngay
Giá xử lý rác hiện nay của TP.HCM với VWS 5.500 tấn/ngày là 20,9 USD/tấn

Đối với cấp nước, ông Thắng cho biết lượng nước rò rỉ quá lớn, thiếu công nghệ xử lý thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Với công tác xử lý nước thải, quy mô thoát nước của các lưu vực tăng lên cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh của TP nền cần quy hoạch lại lưu vực thoát nước, chưa xã hội hóa công tác vận hành các nhà máy xử lý nước thải nên chi phí chưa được sử dụng hiệu quả; mạng lưới thoát nước quá tải vì cường độ mưa tăng cao do hiện tượng biến đổi khí hậu; quản lý hệ thống thoát nước chưa đáp ứng theo quy hoạch.

Công tác tuyên truyền vẫn còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Cụ thể, như công tác.

Có nên thu gom vận chuyển rác vào ban đêm ?

Đại biểu Trương Lâm Danh đã đặt câu hỏi như vậy tại kỳ họp thứ 4, HĐND TP.HCM khóa IX sáng 11/6.

Mở “phát pháo”đầu tiên, ĐB Trương Lâm Danh nói: “Nếu tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường mà không có biện pháp đi kèm xử phạt rất khó. Tôi thấy vấn đề  xử phạt tình trạng xả rác thải trong các chung cư rất khó. Hiện nay, vấn đề thu gom rác thải rắn sinh hoạt hiện chưa có giải pháp khả thi vì hiện nay rác dân lập lấy ra bỏ ở rác công cộng.

Phân loại rác tại nguồn nếu nói người dân chưa phân loại là chưa đúng, phân loại như thế nào và phân loại ở đâu, nếu làm không khéo vẫn như trước. Hơn 4.000 điểm mua bán ve chai cần có nguồn cung, chúng ta có nên thu gom vận chuyển rác có thể thực hiện vào ban đêm để tránh bị ô nhiễm hay không? Ông Danh đặt vấn đề.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Mạnh Trí cho rằng để phân loại rác tải nguồn hiệu quả và mức độ ảnh hưởng trong người dân cần phải huy động các tổ chức chính trị.

“Chúng ta nên  chuẩn bị tuyên truyền trong các thế hệ tiếp theo ở các trường học và coi đây là nội dung bắt buộc. Các cơ quan truyền thông cần tăng cường tuyên truyền về vấn đề phân loại rác.

Về xử lý rác thải sinh hoạt, đề ra lộ trình đến 2025 là rác chôn lấp còn 20% nhưng cần đặt ra mức tối thiểu để tái chế rác thải, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tái chế, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường.

Cần tính đúng tính đủ lộ trình thu gom rác, có chính sách hỗ trợ người thu gom rác tại nguồn,  thực hiện tốt trong việc thu phí, để khuyến khích người dân”- ĐB Trí nói.

Quỳnh Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI