Có phải tình yêu nào cũng cần nói ra?

28/05/2016 - 14:14

PNO - Thông thường, khi yêu thương người ta luôn có nhu cầu tỏ bày. Nhưng tình yêu đối với con trẻ có điều khác hẳn...

Vừa rồi, có dịp đi dự một lễ tri ân trưởng thành của học sinh lớp 12, tôi thấy ngậm ngùi khi những dòng thư viết cho thầy cô, cha mẹ của học sinh, vốn tràn đầy tình cảm, nhưng khi được mang ra đọc to, công khai trong không khí đông đúc hội hè, bỗng trở nên ”sến súa”, nhạt nhẽo. Vào đọc những trang mạng xã hội cũng vậy. Tôi thấy như là tình cảm ngập tràn, lai láng, tình cảm của ba của mẹ dành cho con: con là số 1 to lớn trong đời mẹ cha, là động lực cho mẹ cha làm việc, và thậm chí con là nguyên do duy nhất để mẹ chịu đựng tất cả, vượt qua tất cả, mẹ duy trì cuộc sống chung dù không mấy hạnh phúc, tất cả là vì con….

Những điều đẹp đẽ vốn không nhiều trong cuộc sống, nên khi nó xuất hiện ầm ĩ quá, đồng dạng quá, người ta bỗng nghi ngờ: con cái có thật đang giữ vai trò số 1 trong cuộc sống của cha mẹ?

Co phai tinh yeu nao cung can noi ra?
Ảnh mang tính minh họa

"Ba bận lắm..."

Cứ đứng ở cổng trường phổ thông một buổi đầu giờ học hoặc giờ tan trường, sẽ thấy số lượng các bà mẹ chở con đến trường gấp đôi số lượng các ông bố. Các bà mẹ gồng người giữ tay lái, chân quờ quạng chống bên này, đỡ bên kia, chạy xe vô tới tận cổng trường. Những đứa trẻ ngồi sau lưng mẹ, cặp sách to đùng. Nhiều đứa đang ăn, mắt nhắm mắt mở, những đứa khác xách trong tay túi ni lông đựng hộp đồ ăn sáng… Cũng không thể nói giờ đó thì các ông bố bận còn các bà mẹ rảnh. Chỉ đơn giản là việc đưa đón con đi học giao cho mẹ, như một tập quán, còn bố thì… đang bận việc khác (cũng vì tương lai của con thôi!)

Lẫn trong đám phụ huynh đưa đón con đến trường là những bác xe ôm hợp đồng có nhiệm vụ đưa đón trẻ trong cả tháng, cả năm. Cô bạn đồng nghiệp ngồi đâu cũng khoe con học giỏi, con ngoan, con thi chứng chỉ tiếng Anh này, học thêm thầy cô nổi tiếng nọ, nhưng ai cũng biết vợ chồng cô thuê xe ôm đưa đón thằng bé đi học. Lý do là vì giờ tan sở của hai vợ chồng giống nhau, mà cả hai không ai về kịp đón con. Buổi sáng, nếu đưa con đi học rồi đến sở làm luôn thì còn sớm quá. Tóm lại là bác xe ôm có nhiệm vụ đưa đi và đón về luôn.

Cô nói rằng cũng tiện, ngày trước đưa con đi nếu trễ giờ học thằng bé hối thúc mẹ dữ lắm, tới giờ đón về nếu nó ra muộn bắt mẹ đợi lâu là tới phiên mẹ cằn nhằn, nay thì… khỏi, có cằn nhằn ông xe ôm cũng vô ích. Bác xe ôm kiêm luôn việc chở thằng bé đi học võ, đi học tiếng Anh, giờ đi học của thằng bé, bác rành hơn ba mẹ nó. Nhưng tới hồi thằng bé thi đạt chứng chỉ, thì mẹ thằng bé được quyền khoe, được quyền kể, rằng cô đã chăm lo cho con thế nào!

Bây giờ, có vẻ những ông bố bà mẹ yêu con nhiều hơn ngày xưa. Những tháng ngày ăn cơm độn sắn độn khoai, tình yêu con của cha của mẹ có khi chỉ là dành cho con chén cơm ít độn hơn một chút. Không phải làm thêm, nên dù kinh tế eo hẹp, cha mẹ vẫn còn thời gian chỉ bày bài vở cho con. Những kỷ niệm về mẹ về cha, không phải là câu nói hay dòng trạng thái “con là tất cả”, mà chỉ là những việc cha mẹ đã làm cho con, bình dị, lặng lẽ, trong ngày thường của gia đình. Bây giờ, mạng, điện thoại, đã tạo điều kiện, động viên và cả kích thích người ta diễn đạt ra tất cả những điều đó, và sự lạm dụng lời lẽ phô bày tình cảm đã làm cho người ta tưởng rằng vậy là đã yêu thương, yêu thương vậy là đã đủ…

Con không muốn "là tất cả"

Bạn đồng nghiệp dạy cùng trường đưa cho tôi một bức thư mà cô cho là “cá biệt” trong mùa tri ân này, bức thư mà cô không dám gửi cho mẹ của học sinh ấy, bởi những câu hỏi dày đặc không dễ trả lời. “Mẹ, con yêu mẹ, nhưng con không muốn “là tất cả” của mẹ nữa. Tại sao và khi nào cũng là con? Khi ba mẹ cãi nhau, mẹ khóc và hét lên: "Tôi sống với anh tới giờ này cũng chỉ vì con, còn cái thứ đàn ông như anh, tôi coi như không có!".

Co phai tinh yeu nao cung can noi ra?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI