Cố nhạc sĩ cao Văn Lầu lên phim

17/10/2014 - 00:44

PNO - PNO - Bộ phim đầu tiên về cuộc đời của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu với nhan đề Tơ đồng vương vấn đã được hãng phim Xuân Phước chính thức bấm máy vào đầu tháng 10.

edf40wrjww2tblPage:Content

Phim phác họa một chặng đường quan trọng nhất trong cuộc đời nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Lấy mốc từ khi anh Sáu Lầu trưởng thành, bộ phim kể lại những chuyển biến, thăng trầm trong cuộc đời chàng thanh niên trẻ và nguyên nhân để bản Dạ cổ hoài lang bất hủ được hình thành.

Co nhac si cao Van Lau len phim

Theo đạo diễn Xuân Phước, từ kịch bản gốc ban đầu do nhóm tác giả viết dựa trên các tư liệu được lưu truyền trong cộng đồng, Tơ đồng vương vấn đã được nhiều nhà nghiên cứu về đờn ca tài tử, đặc biệt là nhà nghiên cứu Trần Phước Thuận (Bạc Liêu) - người có nhiều công trình nghiên cứu về ĐCTT và hiểu khá rõ về thân thế, sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, góp ý sửa chữa cho gần gũi hơn với thực tế để thuyết phục hơn.

Ngoài quán quân giải Chuông vàng vọng cổ 2006 - Võ Minh Lâm (vai Cao Văn Lầu), bộ phim có sự tham gia của nhiều gương mặt quen thuộc khác: NSƯT Công Ninh vai nhạc sư Lê Tài Khí (còn gọi là Nhạc Khị), Lê Bê La vai Trần Thị Tấn - vợ nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Sau ba năm về làm vợ, do không sinh được con nên bà Trần Thị Tấn đã bị gia đình chồng trả về nhà ba mẹ. Dù hoàn cảnh bắt buộc mỗi người một nơi nhưng tình cảm giữa nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bà Trần Thị Tấn vẫn son sắt, keo sơn.

Co nhac si cao Van Lau len phim

Cuộc chia ly và nỗi nhớ thương người vợ hiền lành, cam chịu chính là chất xúc tác để nhạc sĩ Cao Văn Lầu cho ra đời bài Dạ cổ hoài lang nổi tiếng. Sau khi sáng tác bài Dạ cổ hoài lang, nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã tìm cách đưa vợ trở về và sau đó bà TrầnThị Tấn đã sinh cho nhạc sĩ tài hoa này đến sáu người con.

Nghệ sĩ Linh Trung và diễn viên Đan Thy sẽ đảm nhận vai ông bà Chín Giỏi, song thân của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Các diễn viên Hà Linh, Kim Hương, Quách Cung Phong, Thanh Tùng, Lê Nam, Mai Ka, Thành Bỉ…

Phim dài 20 tập, được ghi hình tại Hóc Môn, Gò Công (Tiền Giang) và Bạc Liêu. Dự kiến sẽ phát sóng vào cuối năm nay.

THẢO VÂN





Đôi nét về nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Nhạc sĩ Cao Văn Lầu sinh năm 1890 (một số tài liệu ghi 1892) tại Long An. Năm lên 7, gia đình khó khăn nên ông được cha mẹ gửi vào chùa Vĩnh Phước. Ở đây ông được học kinh Phật, chữ Nho. Khoảng 10 tuổi, ông rời chùa và được cho đi học trường của Pháp. Nhưng đi học không bao lâu, ông lại phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Khoảng 17 - 18 tuổi ông bắt đầu theo học đờn ở nhà nhạc sĩ Lê Tài Khí.

Co nhac si cao Van Lau len phim

Thông minh, ngoan ngoãn và không nề hà khó khăn nên chàng thanh niên Cao Văn Lầu được nhạc sư Lê Tài Khí thương như con ruột. Không những vậy ông Lê Tài Khí còn muốn gả con gái cho Cao Văn Lầu, nhưng cha mẹ Cao Văn Lầu lại từ chối cuộc hôn nhân này. Không dám cãi lời cha mẹ, chàng trai Cao Văn Lầu khi ấy đã phải ngậm ngùi đờn ca trong đám cưới của người con gái mình yêu thương.

Năm 24 tuổi, qua mai mối, nhạc sĩ Cao Văn Lầu kết hôn với cô Trần Thị Tấn, nhỏ hơn ông 7 tuổi. Ngày đó cuộc sống khổ cực, vợ chồng ông chỉ làm ruộng. Khi đi khai hoang ở một vùng đất hoang sơ, đến mùa thu hoạch, vợ chồng ông bị Hội đồng lấy tất cả ruộng đất mà họ đã vất vả cày cấy vì cho rằng vợ chồng ông đã chiếm đất của ông Hội đồng.

Co nhac si cao Van Lau len phim

Lấy nhau 3 năm mà vẫn không có con, vợ ông bị trả lại cho bên nhà ngoại. Vốn là người rất có hiếu nên nhạc sĩ Cao Văn Lầu răm rắp tuân theo sự sắp đặt của cha mẹ dẫu trong lòng ông chỉ có một hình ảnh của người vợ này. Thương nhớ vợ, ông đã viết bản Dạ cổ hoài lang (năm 1918).  
Năm 1919, ông làm nhạc công trong gánh hát cải lương của Ba Xú (Bạc Liêu).

Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Mặt trận Liên Việt ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Năm 1947, ông nhận nhiệm vụ đặc biệt là cứu một số cán bộ bị thực dân Pháp bắt và đã cứu được, hoàn thành nhiệm vụ.

Ông mất ngày 13/6/1976.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI