Có nên cho học sinh xài điện thoại di động?

05/06/2015 - 06:34

PNO - PN - Điện thoại di động giờ đây không chỉ là vật bất ly thân của nhiều người lớn; không ít học sinh, thậm chí có em còn rất nhỏ, cũng được gia đình cho sử dụng điện thoại di động.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Nhiều gia đình có điều kiện cho con xài điện thoại di động như một phương tiện liên lạc hữu hiệu khi bố mẹ bận rộn, không gần gũi con thường xuyên. Nhưng, có mấy ai quản lý được việc sử dụng điện thoại ở con mình?

Co nen cho hoc sinh xai dien thoai di dong?

Một người bạn tôi từng tá hoả khi đọc được những dòng bình luận trên facebook của con mình (thằng bé truy cập facebook bằng điện thoại của bố mẹ cho). Vợ chồng chị không thể tin nổi một cậu bé 12 tuổi hiền lành, ngoan và học giỏi như con mình lại có thể chửi thề một cách sành sõi chỉ vì tức giận sau khi bị xếp hạng thấp hơn hai bạn cùng lớp trong một trò chơi trên mạng.

Đáng sợ hơn khi chỉ vì cay cú hơn thua trong trò chơi ấy, con chị và hai cậu bé kia đã thách thức đánh nhau. Sự việc chưa biết sẽ thế nào nếu anh chị không lấy lại chiếc điện thoại và yêu cầu con chấm dứt ngay việc sử dụng facebook cũng như trò chơi online kia.

Mạnh tay là vậy nhưng chị cũng bối rối, chưa biết giải pháp nào tốt hơn vì vợ chồng chị đi làm cả ngày, con chị cũng đi học nhiều nơi nên chiếc điện thoại là công cụ liên lạc duy nhất của gia đình chị.

Con gái một chị bạn khác của tôi thì làm mẹ đau đầu vì những tin nhắn trong điện thoại của con chị đa số từ các bạn học nam, đại loại khen cô bé xinh đẹp, học giỏi, dễ thương này nọ. Dù điểm số của cô bé chưa phải là điều khiến chị lo lắng, nhưng việc cho bé sử dụng điện thoại không khỏi khiến chị nghĩ ngợi đến những điều xa hơn. Nhất là không ít lần, chị thấy con chát với bạn qua facebook bằng điện thoại, nội dung chẳng liên quan gì đến việc học mà toàn chuyện các ca sĩ thần tượng, áo quần thời trang và các bạn yêu sớm trong lớp.

Xem toàn bộ diễn đàn “Giáo dục trong mắt tôi” tại đây.

Nhiều học sinh được bố mẹ cho xài điện thoại đã tranh thủ chơi game bất cứ lúc nào có thể. Hẳn ai cũng biết, việc chơi game qua màn hình bé tí của chiếc điện thoại không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn tác động đến nhiều yếu tố khác ở một đứa trẻ chưa phát triển toàn diện.

Khi thấy con mình xao lãng việc học hành, có bạn trai/gái sớm hay tính khí thay đổi bất thường, nhiều người đổ cho môi trường sống xung quanh. Họ cho rằng con họ bị tiêm nhiễm mấy thứ đó từ bạn bè xấu, từ những nội dung độc hại trên các phương tiện truyền thông, internet hay tệ hơn là đổ thừa "cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Ít ai nghĩ rằng những thói xấu đó có thể phát sinh từ chiếc điện thoại mà họ đã trang bị cho con mình.

Thiết nghĩ, việc kiểm soát trẻ sử dụng điện thoại rất khó, do cha mẹ không thể kề cận bên trẻ suốt (mà có ở gần con được thì họ đã không cần đến điện thoại) nên chỉ cho con xài điện thoại khi trẻ đã biết tự kiểm soát để chiếc điện thoại thực sự phát huy "lợi" nhiều hơn "hại"!

Việc sử dụng điện thoại, ngay cả khi không tiềm ẩn những "hiểm hoạ" thì cũng tiêu tốn của trẻ không ít thời gian mà lẽ ra chỉ nên dành cho việc học và những thú vui lành mạnh khác phù hợp với lứa tuổi hơn!

LÊ THIỊ NGỌC VI

Thông qua những trải nghiệm, chứng kiến, suy tư của mình về trường lớp, mối quan hệ thầy - trò, quan hệ giữa các nhà giáo, chương trình dạy - học, chính sách giáo dục, công tác quản lý, sách giáo khoa, dịch vụ giáo dục, sản phẩm giáo dục… hãy viết và gửi bài cho diễn đàn “Giáo dục trong mắt tôi” của phunuonline.com.vn. 

Kính mời bạn đọc gửi bài, ý kiến qua các địa chỉ:

- Mở trang chủ phunuonline.com.vn, vào mục Gửi bài ở cuối trang
- Hoặc theo địa chỉ email: xahoi.phunuonline@gmail.com
- Hoặc viết vào phần bình luận phía dưới mỗi bài viết của diễn đàn.

Cuối bài ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản (nếu ở ngoài TP.HCM - để tiện gửi nhuận bút).

Phụ Nữ Online trân trọng cảm ơn sự cộng tác của bạn đọc.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI