Có nên chia giỗ, gộp giỗ, hạn chế giỗ?: Chia giỗ - chia luôn tình anh em

19/08/2022 - 18:27

PNO - Từ ngày ông bà mất, ba tôi với các cô chú chia ngày tổ chức giỗ cho tiện việc riêng. Con cháu từ đó không còn tụ họp, tình anh em dần nhạt như nước lã.

Ảnh minh hoạ
Ở nhà nội ngày trước hay có nhiều món đồ cũ nhưng nội quý vô cùng, không chịu vứt đi (Ảnh minh họa)

Ông bà nội sinh hơn 10 người con, nhưng vì đói ăn, bệnh tật chỉ còn lại 5 người cưu mang nhau, cùng trưởng thành đến khi yên bề gia thất. 

Thời ông bà còn sống, mỗi năm, nhà nội tổ chức 2 đám giỗ lớn, con cháu tề tựu về đông đủ. Đó là dịp vui nhất trong năm với những đứa trẻ như chúng tôi, nếu không tính ba ngày tết.

So trong xóm làng, nếu anh em nhà người khác tị nạnh nhau chuyện giỗ chạp, chửi bới phần ai chi nhiều, góp ít thì nhà nội tôi được tiếng anh em hòa thuận, cha mẹ có phúc. Nhưng đến khi bà nội mất, rồi 3 tháng sau ông nội qua đời, phía nội tôi vì giỗ mà tan đàn, xẻ nghé.

Năm đầu tiên, chú Út làm giỗ cho ông bà. Ba tôi không chấp nhận cách tổ chức qua loa, lại mời bạn bè đến nhậu nhẹt bê tha của chú. Thêm khoản vợ chú vụng về, nấu đồ cúng cho có, mà chú thím lại tranh phần làm, nên sau đám giỗ đầu của ông bà, ba tôi tuyên bố không về nữa.

Ngày đó, chưa bao giờ tôi thấy ngột ngạt tại đám giỗ tới vậy khi người lớn “dằn mâm xán chén”. Chú Út chửi ba tôi khinh khi em trai nghèo, ra vẻ mình có học thức. Còn ba tôi nổi tiếng tính nóng như lửa, ông cho chú Út là đứa em mất dạy, không đáng để giao du qua lại.

Khi những đứa trẻ chạy náo loạn, khách khứa im phăng phắc rồi bỏ về cũng là lúc ba tôi và các cô chú ngồi lại chia nhau ngày làm giỗ.

Cứ theo thứ tự 5 người tổ chức 5 ngày khác nhau, ai tiện ngày nào làm ngày đó, ngày chính thì làm ở nhà chú Út. Anh em ai muốn về nhà ai thì về, không muốn về cũng không sao, cứ tự “thỉnh” cha mẹ về nhà riêng mà thờ cúng. 

Má tôi lần nào trước giỗ cũng làm thêm món thịt ngâm mắm để đãi khách khứa
Má tôi chuẩn bị món thịt ngâm mắm để đãi khách (Ảnh minh họa) 

Tôi còn nhớ trong buổi chiều nắng hè như đổ lửa, sau trận to tiếng với chú Út, ba khoanh tay đi trước, má với chúng tôi lủi thủi men theo mương nước về nhà. Tụi nhỏ hai nhà im lặng ngoái nhìn nhau, không nói được lời nào. 

Đến nay, cũng chục năm, tôi chưa về nhà nội dịp giỗ ông bà. Ba không cấm nhưng dù thời gian qua đi, ông không vui khi thấy chú Út vẫn lôi thôi trong chuyện làm đám. Tôi thấy ba làm đúng nhưng ông có phần cứng nhắc.

Có lần tôi nói nếu chú Út làm chưa được, ba phụ chú làm cho được như ngày trước còn ông bà, ba má hay phụ mỗi lần lễ giỗ. Ba tôi không chịu. Ông bảo chú Út: “Có lớn mà không có khôn, không đàng hoàng ngay từ đám giỗ của ba má mình thì còn làm gì được”.

Trong 5 người con của ông bà nội, ba tôi là người quan trọng khâu tổ chức nhất. Nam nào đám giỗ, ông cũng chọn nấu món ông bà muốn ăn, không đãi rượu bia vì biết ông bà nội không ai ưa náo nhiệt, nhậu nhẹt. Khách mời cũng được ba liên hệ chỉn chu, sàng lọc không bạ đâu mời đó.

Ngày giỗ nội, má tôi đi chợ từ sớm để mua đồ về nấu cúng theo thực đơn của ba tôi chuẩn bị
Ngày giỗ nội, má tôi đi chợ từ sớm để mua đồ về nấu cúng theo thực đơn mà ba tôi chuẩn bị (Ảnh minh họa)

Đã 10 lần, tức 10 năm, ba tôi làm đám giỗ cho ông bà mà không cô chú nào đến nhà tôi thắp nén nhang, đám con cháu lại càng không lui tới, vì chúng sợ ba mẹ rầy. Để rồi từ những bất đồng chuyện giỗ quải của người lớn, lớp con cháu không kết thân, hỏi han nhau câu nào.

Ba tôi bao năm qua "bán họ hàng xa mua láng giềng gần" nhưng thời gian trôi đi, tôi có thấy ông buồn, ân hận phần nào về quyết định chia giỗ. Ông giờ như thân cây khô khốc, già đi theo thời gian với những buồn phiền, mong ngóng được gặp anh em trong nhà nhưng chẳng bao giờ nói lên mong cầu ấy.

Tụi con nít chúng tôi ngày xưa cũng ước rằng ba và các cô chú không hằn học, chia rẽ vì chuyện giỗ quảy, để người nằm xuống không bận lòng và người còn sống không ôm lấy nỗi buồn dai dẳng.

Linh Lê (Phú Yên)

 

Đám giỗ thời nay khác xưa thế nào? Đám giỗ thành phố khác ở thôn quê thế nào? Giỗ chạp, cúng kiếng tưởng nhớ người đã khuất là phong tục thiêng liêng, cần phải gìn giữ nguyên vẹn hay "giản lược" cho phù hợp với điều kiện sống?

Mời bạn tham gia ý kiến và gửi về email của Báo Phụ Nữ Online: online@baophunu.org.vn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.