PNO - Các cặp song sinh dường như có nhiều bất thường ở thành phố Igbo-Ora, miền tây nam của Nigeria.
Nếu như trên thế giới, việc sinh đôi tự nhiên thường xem là hiếm dù điều này cũng có khá nhiều. Gần đây, tỷ lệ sinh đôi có nhiều hơn so với nhiều thập kỷ trước do việc thụ tinh trong ống nghiệm được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đó là việc sinh đôi có sự can thiệp của y học. Thế nhưng, có một nơi mà tỷ lệ sinh đôi tự nhiên lại nhiều bất thường. |
Jimoh Titiloye, người đứng đầu thành phố Igbo-Ora, miền tây nam của Nigeria cho biết, gần như mọi gia đình ở đây đều sinh đôi hoặc sinh nhiều con. |
Trong 12 năm qua, thành phố này đã tổ chức một lễ hội hàng năm để kỷ niệm các cặp song sinh. Các nhà tổ chức cho biết sự kiện năm nay, được tổ chức vào đầu tháng 10 với hơn 1.000 cặp sinh đôi và thu hút người tham gia từ những nước xa xôi như Pháp. |
Không có lời giải thích khoa học nào được chứng minh về tỷ lệ sinh đôi cao ở Igbo-Ora, thành phố có khoảng 200.000 người cách thành phố lớn nhất Nigeria, Lagos, 135 km về phía nam. Nhưng nhiều người ở Igbo-Ora tin rằng nó có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống của phụ nữ. |
Alake Olawunmi, một người mẹ của một cặp song sinh, cho rằng nó có thể bắt nguồn từ một món ăn ngon của địa phương có tên là amala được làm từ bột khoai mỡ. |
John Ofem, một bác sĩ phụ khoa có trụ sở tại thủ đô Abuja, cho biết rất có thể là “có những thứ họ ăn ở đó có hàm lượng hormone cao, khiến người phụ nữ rụng trứng nhiều lần”. |
Taiwo Ojeniyi, một sinh viên người Nigeria, cho biết anh đã tham dự lễ hội cùng với người anh em sinh đôi của mình để “ăn mừng sự độc nhất vô nhị” của việc sinh nhiều con. “Chúng tôi yêu mến các cặp song sinh trong khi ở một số nơi trên thế giới, họ thường lên án các cặp song sinh hoặc sinh nhiều con. Đó là một phước lành từ Chúa", anh nói. |
Một cặp song sinh đang bế hai em bé cũng được sinh đôi |
Trọng Trí (theo AP)
Chia sẻ bài viết: |
Ngày 20/11, một phụ nữ Thái Lan được cho là kẻ giết người hàng loạt đã bị kết án tử hình vì tội giết người bằng xyanua.
Nghiên cứu mới cho thấy hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành y của Trung Quốc, đều từng nếm trải ít nhất 1 hành vi xấu từ cấp trên.
Từ một người muốn kết thúc cuộc đời nhưng rồi được cứu sống, Derek Pfaff, cho biết anh đã được trao "cơ hội sống thứ hai" nhờ ca phẫu thuật ghép mặt.
Trường hợp thiếu niên bị nhiễm cúm gia cầm ở British Columbia cho thấy, vi-rút đã trải qua biến đổi, để dễ lây truyền từ người sang người hơn.
Ngày 19/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố chọn nữ đô vật chuyên nghiệp Linda McMahon làm Bộ trưởng Giáo dục.
Một cuộc khảo sát toàn cầu do một công ty nghiên cứu của Pháp thực hiện cho thấy người Nhật Bản ít khi hài lòng về đời sống tình yêu.
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vắc xin đậu mùa khỉ (mpox) của công ty dược phẩm Nhật Bản KM Biologics để sử dụng khẩn cấp.
Việc nhiều trường học phải đóng cửa vì thiếu học sinh do tỉ lệ sinh thấp đang đe dọa triển vọng của nghề giáo ở nhiều nơi trên thế giới.
Bộ Phụ nữ, trẻ em và bảo vệ xã hội Fiji báo động về số lượng các vụ lạm dụng và bỏ bê trẻ em ngày càng tăng.
Theo báo cáo do Cục Cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) công bố ngày 19/11, tổng cộng có 180.715 phụ nữ được báo cáo là nạn nhân của bạo lực.
Ngày càng nhiều trường mẫu giáo và nhà trẻ sẽ đóng cửa trong tương lai, dẫn đến cơ sở hạ tầng chăm sóc trẻ em không đầy đủ.
Gần đây, Na Uy đã giới thiệu TV BRA - kênh truyền hình đầu tiên trên thế giới do những người khuyết tật học tập điều hành.
Ngày 19/11, dữ liệu Cục Thống kê Hàn Quốc cho thấy 7 trong số 10 phụ nữ Hàn Quốc trải qua sự gián đoạn sự nghiệp do mang thai và nuôi con.
Những người thuộc cộng đồng LGBT ở Afghanistan cho biết họ phải đối mặt với sự ngược đãi khi cuộc đàn áp của Taliban ngày càng gia tăng.
Sáng ngày 19/11, truyền thông Trung Quốc đưa tin, nhiều học sinh đã bị thương trong vụ tai nạn ô tô bên ngoài 1 trường tiểu học ở Hồ Nam.
Công ty quản lý chất thải hàng đầu Phần Lan - đã thành công trong việc sản xuất nhựa phân hủy sinh học từ CO2 qua quá trình đốt rác tại nhà.
Theo Ủy ban đo lường xã hội (SMC), cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã khiến thêm 2 triệu người rơi vào cảnh đặc biệt khó khăn, kể từ năm 2019.
Ngày 18/11, Ecuador đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 60 ngày khi quốc gia Nam Mỹ này đang phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng và cháy rừng kỷ lục.