Cơ hội giao lưu quốc tế cho sinh viên Việt Nam

02/09/2013 - 18:38

PNO - PN - Festival các trường sân khấu quốc tế lần thứ I khu vực châu Á - Thái Bình Dương (do Công ty TNHH Mỹ Phát phối hợp với Cơ quan đại diện của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch tại TP.HCM, Hội Nghệ sĩ sân khấu TP.HCM, Trường Múa...

edf40wrjww2tblPage:Content

* Đêm khai mạc với hai bản dựng khác nhau của kịch bản văn học Diễn kịch một mình (tác giả Lê Duy Hạnh) đang được nhiều người mong đợi, anh có thể chia sẻ thêm về sự sắp xếp này?

Co hoi giao luu quoc te cho sinh vien Viet Nam

Đạo diễn Lê Quý Dương: Chọn một kịch bản văn học với hai bản dựng: một của NSND Bạch Tuyết thuộc loại hình nghệ thuật ca - kịch truyền thống; một của đạo diễn trẻ Thanh Vân theo phong cách kịch hình thể, chúng tôi mong có dịp so sánh quan niệm, sự cảm thụ, cách thể hiện, dàn dựng tác phẩm sân khấu… của các thế hệ khác nhau, ở những loại hình sân khấu khác nhau. Tất cả chỉ mang tính thể nghiệm chứ không có kỳ vọng gì lớn lao, để giới thiệu để bạn bè quốc tế hiểu hơn về những chuẩn mực của sân khấu cải lương Việt Nam.

* Vì sao BTC tập trung hướng đến nghệ thuật truyền thống trong festival này?

- Một trong những mối quan tâm lớn nhất của hầu hết các trường đào tạo nghệ thuật là sự “xâm lăng về văn hóa” và xu hướng “đồng hóa” văn hóa của một số nền văn hóa có ảnh hưởng lớn trong xã hội hiện đại. Vì thế, các vấn đề như phải bảo vệ văn hóa di sản của mỗi quốc gia ra sao, những người làm sân khấu phải tiếp cận, xử lý thế nào trong dàn dựng nghệ thuật dân tộc ở xã hội hiện đại, cách tổ chức nội dung các chương trình đào tạo sân khấu, hình thức giảng dạy và học tập cho thực sự có hiệu quả, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống và sáng tạo hiện đại... sẽ được đặt ra tại các buổi tọa đàm, tập huấn thực hành chuyên môn của sinh viên. Ba buổi tọa đàm hứa hẹn sẽ thu hút nhiều sự quan tâm nhất là nghệ thuật hí kịch Trung Quốc, các điệu nhảy cổ truyền Philippines và nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Co hoi giao luu quoc te cho sinh vien Viet Nam

Vở diễn của SV trường Đại học Sains, Malaysia

* Quy mô tổ chức khá lớn nhưng dường như festival lại không rộng cửa đón công chúng?

- Festival lần này mang tính học thuật, dành cho những người làm nghề nhiều hơn là hướng đến số đông khán giả. Sẽ có những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực đào tạo sân khấu biểu diễn tham dự festival như GS Aubrey Mellor OAM (Đại học Nghệ thuật Lasalle, Singapore); GS Sun William (Học viện Sân khấu Thượng Hải); GS Ahn Chi Hun (Đại học Hoseo, Hàn Quốc); GS Jeff Janisheski (Trung tâm Kịch nghệ, Liên bang Úc); TS A.S. Hardy Bin Buyong (Đại học Sains, Malaysia); đạo diễn Ricardo G. Abad, (Trường Sân khấu Ateneo, Philippines); TS Stephen Prince C.Fernandez (Trung tâm sân khấu IPAG) và TS Janys Hayes (Trường sân khấu Đại học Wollongong, Australia). Họ sẽ chia sẻ những giải pháp trong công tác đào tạo. Festival không có giải thưởng, không có huy chương. 10 vở diễn, tiết mục được chọn biểu diễn đều được tuyển chọn từ các bản dựng xuất sắc nhất của sinh viên, có tác phẩm đã hoàn chỉnh, có tác phẩm vẫn là những thể nghiệm, chưa hoàn tất. Là tác phẩm của sinh viên thì chưa thể phục vụ cho số đông - đó là ý thức chuyên nghiệp trong làm nghề.

* Không tài trợ, không bán vé… anh có nghĩ mình “bạo gan” khi chấp nhận bỏ tiền túi cho festival?

- Cũng vì chờ tìm tài trợ mà tôi đã phải dời kế hoạch tổ chức festival đến nay, nếu cứ tiếp tục chờ thì không biết đến bao giờ… Tôi nghĩ, thay vì đổ tiền cho quảng cáo thương hiệu, thì tổ chức festival cũng là một khoản đầu tư lâu dài, bền vững, đồng thời mang lại những hiệu quả thiết thực cho các bạn trẻ đang làm sân khấu. Các trường nghệ thuật, đặc biệt là giảng viên, sinh viên nước ta sẽ có điều kiện làm việc, giao lưu trong môi trường quốc tế để từ đó có thể kết nối thực hiện những dự án mang tính dài hơi hơn.

 Thảo Vân (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI