PNO - Từ cuối tháng Sáu đến nay, nhiều tuyến đường ở TPHCM hễ có mưa là ngập. Theo các chuyên gia, UBND TPHCM có thể vận dụng Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM để sớm hoàn thành các dự án chống ngập căn cơ thay vì “ngập tới đâu, nâng đường tới đó”.
Nhiều nơi đề xuất nâng đường chống ngập
Nghe dự báo TPHCM bước vào đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 5/7, ông Nguyễn Văn Ca - ở đường Phạm Hữu Lầu, quận 7 - vội vàng nhờ hàng xóm cùng khiêng chiếc tủ gỗ lên lầu 2. Ông cũng dời đồ đạc ở tầng trệt lên chiếc ghế cao gần 1m nhưng vẫn thấy chưa an tâm bởi nó vẫn thấp hơn mực nước ngập năm ngoái.
Ông than: “Ở đây, mưa cũng ngập, triều cường cũng ngập. Mấy năm trước, nghe nói khởi công dự án ngăn triều, bà con ở đây mừng thầm, ai dè làm nửa chừng thì ngưng, ngập mỗi ngày một nặng hơn”.
Đường Lê Văn Lương thường xuyên bị ngập nước do mưa và triều cường nên UBND huyện Nhà Bè đã đề xuất nâng cao độ mặt đường này |
Quận 7 và huyện Nhà Bè là 2 địa phương thường xuyên bị ngập mỗi khi có triều cường hoặc mưa lớn. Vừa qua, UBND 2 quận, huyện này đã có văn bản đề nghị Sở Giao thông Vận tải TPHCM nâng cấp đường để khắc phục tình trạng ngập trên các tuyến đường Lê Văn Lương, Nguyễn Bình, Đào Sư Tích (huyện Nhà Bè), Phạm Hữu Lầu, Trần Xuân Soạn (quận 7).
UBND huyện Bình Chánh cũng có văn bản đề nghị khắc phục tình trạng ngập trên các tuyến Quốc lộ 1, Nguyễn Hữu Trí, Trần Đại Nghĩa. Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TPHCM cũng có văn bản đề nghị nâng cao bề mặt 4 tuyến đường ở huyện Nhà Bè để khắc phục tình trạng ngập nước do triều cường.
Trước những đề nghị trên, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, theo quy định hiện hành, sở chỉ được phép sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên để bảo dưỡng và lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật để sửa chữa các hỏng hóc của hệ thống hạ tầng giao thông. Sở không có cơ sở triển khai sửa chữa, nâng cấp mặt đường với mục tiêu chống ngập, khắc phục tình trạng ngập nước do mưa và triều cường.
Văn bản của Sở Giao thông Vận tải TPHCM nêu: “Để khắc phục triệt để tình trạng ngập nước do mưa và triều cường, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp liên quan đến cải tạo hệ thống thoát nước kết hợp nâng cao độ mặt đường. Ngoài ra, hiện nay, công tác chống ngập thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Xây dựng. Vì vậy, đề nghị Sở Xây dựng chủ trì triển khai các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ngập nước trên các đoạn đường thường xuyên ngập nước do mưa và triều cường”.
Kỹ sư cao cấp Vũ Hải - nguyên Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nước và Môi trường TPHCM - đồng tình với quan điểm của Sở Giao thông Vận tải TPHCM bởi thực tế đã chứng minh rằng, nâng đường không thể chống ngập: “Nếu anh nâng đường này cao thì tuyến đường thấp hơn sẽ bị ngập. Chẳng hạn, sau khi nâng đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) thì tuyến đường này hết ngập nhưng các tuyến đường và khu dân cư lân cận bị ngập”.
Đầu tháng 7/2023, do mưa lớn, nhiều tuyến đường, khu dân cư ở quận Bình Tân bị ngập nặng trong nhiều ngày, nặng nhất là các khu dân cư ven đường Hồ Học Lãm và đường 17A.
Anh Huỳnh Quốc Sơn - ở khu dân cư Nam Hùng Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân - cho hay: “Từ khi người ta nâng mặt đường Hồ Học Lãm, con đường vào khu dân cư Nam Hùng Vương thấp hơn nên hễ có mưa là ngập, khu chợ và các con hẻm nằm tiếp giáp với đường này cũng ngập triền miên. Nếu không làm tốt hệ thống thoát nước mà cứ nâng đường thì các khu dân cư sẽ bị biến thành vùng trũng chứa nước”.
Một nhân viên cửa hàng xăng dầu số 1 - ở đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân - cho biết, cách đây vài năm, mặt đường Kinh Dương Vương được nâng cao nên cửa hàng xăng dầu thấp hơn mặt đường khoảng nửa mét. Mỗi khi có trận mưa kéo dài chừng 30 phút, cây xăng lại biến thành bể bơi, không thể kinh doanh.
Cần sớm vận dụng cơ chế mới trong chống ngập
Theo Sở Xây dựng TPHCM, TPHCM hiện còn 15 tuyến đường chính bị ngập khi có mưa lớn. Nhưng trên thực tế, từ cuối tháng Sáu đến nay, nhiều tuyến đường ở TPHCM bị ngập mỗi khi mưa to.
Ông Đỗ Tấn Long - Phó giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng TPHCM) - thông tin, gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều trận mưa lớn, làm quá tải hệ thống thoát nước. Hệ thống cống ở TPHCM có tiết diện nhỏ, chưa thoát nước kịp trong và sau những trận mưa có vũ lượng lớn. Ngoài ra, nhiều tuyến đường chưa được đầu tư xây dựng hệ thống cống hoặc các tuyến cống đã được đầu tư khi đường còn là đường nông thôn, nay vẫn giữ nguyên dù đã đô thị hóa. Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng một số dự án nạo vét hệ thống kênh rạch chưa được đồng bộ nên chưa thể hoàn thành hệ thống thoát nước theo yêu cầu.
Theo kỹ sư Vũ Hải, để giải quyết dứt điểm tình trạng ngập, Sở Xây dựng TPHCM cần lập quy hoạch tổng thoát nước một cách chi tiết, thận trọng, sát với thực tiễn. Ông nói: “TPHCM vừa được trao cơ chế đột phá để phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống nên có thể đẩy mạnh việc đầu tư, ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực chống ngập. Có thể số hóa hệ thống cống thoát nước, tăng cường sử dụng thiết bị, công nghệ mới, cơ giới hóa việc khảo sát và nạo vét bùn cặn trong lòng cống, áp dụng các giải pháp chống ngập của các nước tiên tiến”.
Giáo sư, tiến sĩ Lê Huy Bá - chuyên gia môi trường - cũng cho rằng, lâu nay, chính quyền TPHCM gặp nhiều vướng mắc về huy động nguồn vốn và kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực chống ngập và xử lý nước thải. Ông dẫn chứng, trước đây, UBND TPHCM dự kiến xây nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 với công suất 170.000m³/ngày, trạm xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 với công suất 130.000m³/ngày, trạm xử lý nước thải rạch Suối Nhum với công suất 65.000m³/ngày. Năm 2015, một đơn vị trong nước đã lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 nhưng sau đó không triển khai xây dựng. Mới đây, một doanh nghiệp nước ngoài nêu nguyện vọng được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để đầu tư dự án này nhưng vẫn gặp nhiều vướng mắc.
“Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM đã nêu những cơ chế đột phá trong việc kêu gọi đầu tư, thực hiện các dự án mang tính cấp bách. UBND TPHCM cần tận dụng nghị quyết mới này để thực hiện các dự án đã được lên kế hoạch từ lâu nhưng chưa thực hiện được, như chống ngập, xử lý nước thải”. Giáo sư, tiến sĩ Lê Huy Bá |
Từ năm 2016, dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1” (còn gọi là dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng) đã được khởi công, nhằm chống ngập cho bờ hữu sông Sài Gòn và vùng trung tâm TPHCM với diện tích 570km2, khoảng 6,5 triệu cư dân sinh sống. Tuy nhiên, dù đã đạt khoảng 95% tiến độ dự kiến, dự án vẫn chưa hoàn thành và ngưng hoạt động trong nhiều năm qua do có những vướng mắc trong việc giải ngân nguồn vốn.
Luật sư Nguyễn Tri Đức (Đoàn Luật sư TPHCM) nhận định, Nghị quyết 98/2023/QH15 là một trong những “chìa khóa” để gỡ khó cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng và các dự án về chống ngập khác. Ông phân tích: “Theo Nghị quyết 98, chính quyền TPHCM có thể tự quyết đối với các dự án theo hình thức xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT), như dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng. Ngoài ra, chính quyền TPHCM cũng cần huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư vào các dự án chống ngập khác bởi công cuộc chống ngập cần nhiều thời gian và kinh phí”.
Sơn Vinh
Chia sẻ bài viết: |
Sáng 23/11, trên địa bàn phường Phổ Thạnh (thị xã Đức Phổ) đã xảy ra vụ tàu cá bị chìm trên biển làm 1 người tử vong và 1 người mất tích.
Do ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa, sáng 23/11, nhiệt độ xuống thấp, đỉnh Fansipan đã xuất hiện đợt sương muối đầu tiên trong năm.
Đây là ý kiến của Ủy ban Tài chính, Ngân sách vào dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Sau 3 ngày tích cực tìm kiếm, 2 nạn nhân rơi từ cầu treo Bình Thành xuống sông Hương nhánh Hữu Trạch đã được tìm thấy vào sáng nay (23/11).
Theo Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường, một số ý kiến đề nghị nghiên cứu toàn diện để xây dựng đạo luật riêng về trí tuệ nhân tạo (AI).
Vẫn còn rất nhiều việc phải làm để TPHCM trở thành “thành phố điện ảnh”, nhưng không thể vì thấy thử thách mà từ bỏ hay ngại bắt đầu.
Ngày 22/11, UBND TPHCM công bố danh mục 31 vị trí sạt lở bờ sông, kênh, rạch nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm trên địa bàn TP năm 2024.
Đó là phương châm “nghĩ thật, nói thật, làm thật, kết quả thật và nhân dân được hưởng lợi thật”.
Phương án "Mái tóc huyền thoại" của Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm được chọn làm cầu vượt biển vịnh Rạch Giá.
Hai đối tượng lừa đảo chiếm đoạt 250 triệu đồng với lời hứa "lo" cho bệnh nhân đủ điều kiện ghép thận.
Sau hơn 1 ngày tìm kiếm 2 công nhân rơi xuống sông cùng xe chở rác, lực lượng chức năng mở rộng khu vực tìm kiếm hướng về ngã ba cầu Tuần.
Dự án xây dựng Trường THPT chuyên Lê Khiết (giai đoạn 2) có giá 60 tỉ đồng sau gần 1 năm mở thầu phải hủy thầu và điều chỉnh tiến độ.
Đây là nội dung được các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Thành phố, các chuyên gia, nhà khoa học... trao đổi, tìm giải pháp để thực hiện.
Trung tâm Báo chí TPHCM phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Đại tá Nguyễn Văn Sơn và thượng tá Nguyễn Hồng Quân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc và chỗ ở của ông Huỳnh Nguyễn Lộc.
Đây là 1 trong 3 chủ đề tại triển lãm ảnh về đồng bào các dân tộc xây dựng, phát triển TPHCM văn minh, hiện đại, nghĩa tình khai mạc sáng nay.
Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa triệt phá đường dây mua bán pháo nổ quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ hơn 2,2 tấn pháo.