Có gì trong tour Biệt động Sài Gòn với thời gian nửa ngày?

13/03/2024 - 10:25

PNO - Chỉ với nửa ngày, khách được tham quan nhiều điểm độc lạ, thưởng thức đồ uống của đại gia Sài Gòn xưa trong tour du lịch đặc trưng về lịch sử của TPHCM.

Điểm đầu tiên, du khách dâng hương và tìm hiểu về các chiến sĩ của Đội 5 biệt động Sài Gòn tấn công vào dinh Độc Lập trong dịp tết Mậu Thân 1968. Bia đặt tại địa chỉ 108 Nguyễn Du, phường Bến Thành (quận 1). Tại đây, đoàn được nghe kể về câu chuyện 15 chiến sĩ anh hùng tham gia trận chiến, 7 chiến sĩ sa vào lòng địch, 8 chiến sĩ đã vĩnh viễn không thể trở về, trong đó có câu chuyện về sự hy sinh thầm lặng của chiến sĩ biệt động Ba Quốc, cái xác khô mãi sau này mới được phát hiện trên nóc nhà đối diện cổng phụ dinh Độc Lập.
Điểm đầu tiên, du khách dâng hương và tìm hiểu về các chiến sĩ của Đội 5 biệt động Sài Gòn tấn công dinh Độc Lập vào tết Mậu Thân 1968. Bia đặt tại địa chỉ 108 Nguyễn Du, phường Bến Thành (quận 1). Tại đây, đoàn được nghe kể về câu chuyện 15 chiến sĩ anh hùng tham gia trận chiến, 7 chiến sĩ sa vào tay địch, 8 chiến sĩ đã vĩnh viễn không thể trở về.
Nhiều khách bất ngờ đối diện bia tưởng niệm, bên kia đường có một cái miếu 2 tầng, thờ các chiến sĩ biệt động Sài Gòn.
Nhiều khách bất ngờ vì đi qua lại đoạn đường này rất nhiều lần nhưng không biết phía đối diện bia tưởng niệm, bên kia đường có một ngôi miếu 2 tầng, thờ các chiến sĩ biệt động Sài Gòn. 
 Ngôi miếu thờ độc đáo này, cùng với tháng năm nằm trọn trong cây cổ thụ ven đường.
Ngôi miếu thờ độc đáo này, cùng với tháng năm nằm trọn trong gốc cổ thụ ven đường.
Điểm tiếp theo đoàn di chuyển đến khám phá hầm bí mật cất giấu vũ khí để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Dinh Độc lập năm 1968. Căn hầm trong số nhà 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3.
Tiếp theo, đoàn di chuyển đến khám phá hầm bí mật cất giấu gần 2 tấn vũ khí để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Căn hầm trong số nhà 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3.
Căn hầm này trước đây là nhà ông Năm Lai, hay biệt động Mai Hồng Quế, đã
Căn hầm này trước đây là nhà ông Năm Lai (hay biệt động Mai Hồng Quế), ông đã mua để đào hầm bí mật cất giấu tài liệu và vũ khí nhằm chuẩn bị cho các trận đánh quan trọng. Nhiều khách du lịch bất ngờ về cách mà ông và vợ cùng đào hầm nhưng hàng xóm không phát hiện, ông lấy cớ đào hố ga làm nhà vệ sinh. Để tránh địch nghi ngờ, ông bỏ đất đá vào thùng carton chuyển lên ô tô đưa ra khỏi TP... (Trong ảnh: Chân dung ôngTrần Văn Lai).
Các bạn trẻ thích thú tìm hiểu về lịch sử dân tộc tại bảo tàng biệt động.
Các bạn trẻ hào hứng tìm hiểu về lịch sử dân tộc tại bảo tàng biệt động...
Hầm vũ khí với miệng hầm có diện tích 0,4x0,6m.
... Và thích thú trải nghiệm chui hầm vũ khí.
Bên trong hầm chứa gần 2 tấn vũ khí được vận chuyển căn cứ Củ Chi về.
Bên trong hầm chứa gần 2 tấn vũ khí được vận chuyển từ căn cứ Củ Chi về.
Điểm tiếp theo đoàn di chuyển đến Bảo tàng Biệt động Sài Gòn. Đây là bảo tàng tư nhân với công nghệ thông minh
Tiếp theo, đoàn di chuyển đến Bảo tàng Biệt động Sài Gòn. Đây là bảo tàng tư nhân với công nghệ thông minh đầu tiên tại TPHCM. Du khách có thể trải nghiệm kính thực tế ảo xem các hình ảnh về bảo tàng... (Trong ảnh: Du khách xem thông tin bảo tàng qua màn hình led).
Bước vào trong bảo tàng là một không gian hoài cổ qua các kỷ vật như tranh ảnh, sách báo, thư từ, hay bàn ghế, xe đạp,..
Bên trong bảo tàng là một không gian hoài cổ với các kỷ vật như tranh ảnh, sách báo, thư từ, bàn ghế, xe đạp...
Các vật dụng hàng ngày
Các vật dụng hàng ngày được dùng cho các công việc làm mộc, sửa chữa...  được lưu giữ cẩn thận.
Một số vật trang trí nhà cửa của người Sài Gòn xưa cũng được dùng để trang trí cho không gian bảo tàng Biệt Động Sài Gòn ngày nay.
Một số vật trang trí nhà cửa của người Sài Gòn xưa cũng được dùng để trang trí cho không gian bảo tàng Biệt động Sài Gòn ngày nay.
Du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đậm chất Sài Gòn xưa tại quán cơm tấm Đỗ Phủ - số 113A đường Đặng Dung, quận 1. Đây là một trong những căn nhà xưa được các chiến sĩ biệt động dùng để trú ẩn, giấu tài liệu...
Du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đậm chất Sài Gòn xưa tại quán cơm tấm Đỗ Phủ - số 113A đường Đặng Dung, quận 1. Đây là một trong những căn nhà xưa được các chiến sĩ biệt động dùng để trú ẩn, giấu tài liệu...
Nhiều bạn trẻ thích thú trải nghiệm
Nhiều bạn trẻ thích thú chụp ảnh với không gian tưởng chừng như một quán cà phê bình thường ven đường nhưng là hầm thư bí mật của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn xưa.
Trong chương trình tour, du khách sẽ được thưởng thức lần lượt các món ăn đậm chất Sài Gòn xưa như cà phê bơ, quẩy
Trong chương trình tour, du khách sẽ được thưởng thức lần lượt những món đậm chất Sài Gòn xưa như cà phê bơ, quẩy chấm sữa, cơm tấm Đại Hàn... Trong đó, cà phê bơ (bơ Bretel của Pháp) được giới thiệu là một trong những thức uống của đại gia Sài Gòn xưa.
Ngoài ra, trong suốt các điểm tham quan du khách cũng sẽ bắt gặp nhiều góc chụp ảnh, check-in độc đáo,...
Tại các điểm tham quan, du khách sẽ bắt gặp nhiều góc chụp ảnh, check-in độc đáo... 

Quốc Thái

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI