Có gì thơ mộng ở Trường Sa?

17/04/2018 - 06:08

PNO - Không cần phải ngước nhìn lên hoa bàng vuông hay cây phong ba, Trường Sa đã mềm mại và thơ mộng trong chính nhịp sống thường nhật của đảo, giống như mọi mảnh đất có tình yêu và có con người.

Đến Trường Sa như đến thăm một vùng đất sống, người ta sẽ không chỉ thấy những rađa hay công sự kiên cố, mà thấy hình ảnh của một ngôi làng, của những tổ ấm.

Không chỉ những giờ chào cờ làm trào nước mắt tha thiết quê hương của người đất liền, những lần xả thân thực thi lời thề “giữ nước” của người lính đảo - chuyện ở Trường Sa vẫn được kể từ những góc nhà, những mái hiên, những ô cửa sổ mở khắc ghi mọi điều sâu kín và thiêng liêng nhất nơi hồn người của đảo.

Còn người - của - đảo, trong những ngày tháng đã sống trọn vẹn ở đây, với Trường Sa, họ không chỉ là chiến sĩ, họ còn là cư dân.

Co gi tho mong o Truong Sa?
Cầu cảng như lối vào của mọi ngôi làng ở đất liền - luôn phát ra những rộn ràng đầu tiên trong những lần đón khách. Sáng 6/4, cầu cảng đảo Song Tử Tây rộn ràng với các chiến sĩ đón đoàn công tác từ TP.HCM do bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM làm trưởng đoàn đến thăm.
Co gi tho mong o Truong Sa?
Lối đi trên đảo như một con đường làng…
Co gi tho mong o Truong Sa?
“Bếp tăng cường” – cách mà “anh nuôi” gọi tên bếp lửa vừa được nhóm thêm bên bờ biển để phục vụ bữa trưa khi đảo có khách.
Co gi tho mong o Truong Sa?
Buổi chiều yên bình trôi qua đảo khi đàn bò của cán bộ chiến sĩ của Trường Sa thảnh thơi gặm cỏ.
Co gi tho mong o Truong Sa?
“Nồi chè tăng cường” được đoàn công tác TP.HCM nấu trên tàu, đang được bà Tô Thị Bích Châu (Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM) múc cho chiến sĩ ở sân sau hội trường đảo Song Tử Tây.
Co gi tho mong o Truong Sa?
Bàn trà vắng lặng ở không gian chung của đảo Tốc Tan B, khi các chiến sĩ đang tỏa ra làm nhiệm vụ. Các chiến sĩ ở Trường Sa vẫn giữ thói quen uống trà. Bất kể đảo chìm hay đảo nổi, không gian sống rộng rãi hay nhỏ hẹp, họ vẫn dành một không gian cho trà.
Co gi tho mong o Truong Sa?
Tư trang gọn gàng của các chiến sĩ Trường Sa luôn có sách. Những cuốn sách nhỏ gọn luôn “di chuyển” qua từng kệ đồ đạc, bằng mẹo “đổi sách cho nhau” của các chiến sĩ.
Co gi tho mong o Truong Sa?
Hành lang nhìn ra biển trước khu nhà ở của các bộ chiến sĩ đảo Sinh Tồn Đông. Mở bất kỳ một ô cửa sổ nào trên hành lang này, người ta đều có thể bày một cuộc trà trong “không gian mở” lồng lộng gió biển với nhóm người ngồi tràn từ bên trong ra bên ngoài của sổ.
Co gi tho mong o Truong Sa?
Một ô cửa sổ nhìn ra mênh mông biển cả.
Co gi tho mong o Truong Sa?
Vườn rau và hoa là nơi được chăm chút nhất trong mọi “ngôi nhà” ở Trường Sa. Những thùng đựng hàng gửi ra từ đất liền hầu hết được “tái chế” thành rào che gió cho rau và hoa.
Co gi tho mong o Truong Sa?
Có khi, những hàng rào chắc chắn bao quanh vườn rau hay tỉ mẩn sơn trắng bọc quanh vườn hoa lại được làm từ những miếng gỗ trôi dạt mà các chiến sĩ vớt được khi làm nhiệm vụ bên bờ biển.
Co gi tho mong o Truong Sa?
Cây bàng vuông di sản ở giữa sân rộng trên đảo Nam Yết trở thành “sân khấu” với tấm bảng “Giao lưu văn nghệ” khá “chuyên nghiệp”. Ở đây, dù là một khoảng sân rộng rợp bóng cây ở đảo nổi,…
Co gi tho mong o Truong Sa?
hay một mái hiên,
Co gi tho mong o Truong Sa?
… một ban công không nhỏ ở đảo chìm, thì Trường Sa vẫn hát.

Minh Trâm (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI