Cố gắng hồi sức vẫn không cứu được trẻ 10 tháng tuổi bị ngạt nước

13/04/2017 - 13:49

PNO - Dù gia đình đã cố gắng hồi sức nhưng vẫn không cứu được cháu bé 10 tháng tuổi bị tử vong do ngạt nước quá lâu. Thêm một tai nạn thương tâm từ một phút lơ đễnh của người lớn.

Một cháu bé hơn 10 tháng tuổi sống tại huyện Bình Chánh, TP.HCM vừa tử vong tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Bé tử vong sau 2 ngày nhập viện vì bị ngạt nước quá lâu. Các bác sĩ tiếp tục lên tiếng cảnh báo sự lơ đễnh của người lớn là một nguyên nhân dẫn đến những tai nạn thương tâm.

Co gang hoi suc van khong cuu duoc tre 10 thang tuoi bi ngat nuoc
Khi người lớn biết cách sơ cứu hiệu quả, trẻ bị ngạt nước có thể sẽ được cứu sống

Cháu bé tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1. Trên đường vận chuyển có bóp bóng giúp thở. Tuy nhiên, tình trạng bé khi đến Bệnh viện Nhi đồng 1 vẫn không có gì cải thiện: cơ thể tím tái, trụy mạch.

Đồng tử ở hai mắt giãn, phản xạ ánh sáng rất kém cho thấy não đã thiếu oxy rất nặng. Dù hết sức nỗ lực, nhưng các y bác sĩ cũng không thể cứu sống được cháu bé. Sau 2 ngày, cháu đã tử vong.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 phân tích nguyên nhân tử vong của cháu bé là do thiếu oxy não quá lâu. Thời gian vàng để cứu sống mà không bị di chứng não là 4 phút sau khi bị ngạt nước.

Ngạt nước trên 5 phút là có di chứng não để lại. Ngạt nước trên 10 phút thì di chứng não rất nặng, rất khó cứu sống.

Co gang hoi suc van khong cuu duoc tre 10 thang tuoi bi ngat nuoc
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1

Ở trường hợp này, khi phát hiện bé gái úp mặt vào thau nước, cả nhà cũng không biết cháu bị ngạt nước trong bao lâu. Sau khi sơ cấp cứu và đưa cháu đến Bệnh viện huyện Hóc Môn đã mất 25 phút. Thời gian sơ cấp cứu tại đây mất 30 phút. Rồi thời gian vận chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 đã quá chậm trễ.

Chính vì vậy, bác sĩ Đinh Tấn Phương khuyến cáo người lớn phải để ý thật kỹ trẻ trong độ tuổi tập bò, tập đi. Một thau nước dù cạn nhưng với trẻ 10 tháng tuổi khi bị té vào đó thì không thể thoát ra được. Người lớn cũng phải được huấn luyện về kỹ năng sơ cấp cứu ấn tim và hà hơi thổi ngạt trong trường hợp trẻ bị ngạt nước.

Một số lưu ý về ấn tim khi sơ cứu trẻ bị ngạt thở:

  • Khi ấn tim hồi sức thì phải đúng vị trí ở xương ức. Vị trí này khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi: vị trí ấn tim của trẻ nhũ nhi khác trẻ từ 1 – 8 tuổi và khác trẻ trên 8 tuổi.
  • Tần số ấn tim trung binh khoảng 100 lần/ phút.
  • Chiều sâu khi ấn tối đa ½ xương ức.
  • Khi ấn tim phải bắt mạch trung tâm ở bẹn hoặc nách. Khi có mạch trung tâm thì lúc đó ấn tim mới có hiệu quả.
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI