Cô dâu phiến quân IS 'hối tiếc sâu sắc' và muốn trở về Mỹ

18/02/2019 - 09:36

PNO - Bị lực lượng người Kurd bắt giữ khi chạy trốn khỏi mảnh đất cuối cùng nằm trong tay phiến quân 'Nhà nước Hồi giáo' (IS), Hoda Muthananói rằng cô rất hối hận vì đã rời Mỹ để đến Syria để gia nhập nhóm khủng bố.

Co dau phien quan IS 'hoi tiec sau sac' va muon tro ve My
Hoda Muthanna cùng con trai tại trại tị nạn al-Hawl ở Syria - Ảnh: The Guardian

Người phụ nữ Mỹ này chỉ là một trong số 1.500 phụ nữ và trẻ em nước ngoài tại một trại tị nạn Syria, cô xin chính quyền cho phép trở về với gia đình ở bang Alabama.

Khi bộ máy tuyên truyền trực tuyến của IS hô hào “cần máu của người Mỹ” trên truyền thông xã hội, Hoda Muthana, năm đó 20 tuổi, đã đáp lại lời kêu gọi. Bây giờ, cô gái 24 tuổi nói rằng cô “đã phạm một sai lầm lớn” khi rời nước Mỹ. Cô nói, khi đi đến đến quyết định gia nhập IS, cô đã bị "tẩy não".

Trả lời báo giới từ trại tị nạn al-Hawl ở miền bắc Syria, trong khi con trai 18 tháng tuổi chơi đùa dưới chân, Muthana nói rằng cô đã hiểu lầm đức tin của mình, và những người bạn của cô khi đó đều tưởng rằng họ đang theo các giáo lý Hồi giáo khi gắn mình với IS.

Muthana nói: “Về cơ bản, chúng tôi thật ngu dốt khi trở thành người thánh chiến, và lúc đó chúng tôi nghĩ mình đã làm đúng, tất cả theo ý đấng tối cao”.

Co dau phien quan IS 'hoi tiec sau sac' va muon tro ve My
Có 1.500 phụ nữ và trẻ em nước ngoài đang bị tạm giữ tại trại al-Hawl ở Syria - Ảnh: The Guardian

Muthana là người Mỹ duy nhất trong số khoảng 1.500 phụ nữ và trẻ em nước ngoài đang tá túc trong trại al-Hawl khổng lồ, có thể chứa đến 39.000 người, nằm cách nơi diễn ra trận chiến cuối cùng của IS khoảng 2 giờ đi xe.

Ban đầu, Muthana trốn khỏi nhà và đáp chuyến bay tới Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 11/2014 sau vài tháng bí mật lên kế hoạch. Cô định cư ở thành phố Raqqa của Syria, khi đó là một trong hai thành trì của IS. Sau đó, cô chuyển đến Mosul ở Iraq và kết hôn với Suhan Rahman - một chiến binh thánh chiến người Úc, người chồng đầu tiên trong ba người chồng IS của cô.

Rahman bị tiêu diệt ở thị trấn Kobani, và ngay sau đó Muthana giận dữ viết trên Twitter: "Người Mỹ hãy thức dậy! Cả nam cũng như nữ. Bạn có nhiều việc phải làm trong khi sống dưới ách kẻ thù lớn nhất của chúng ta, ngủ như vậy đủ rồi! Hãy lái xe đâm vào họ để họ mất hết máu, hay thuê một chiếc xe tải và ủi vào đám đông. Các cựu chiến binh, những người ái quốc, những đài tưởng niệm tiếp tục lái xe, và đổ hết máu của họ, hoặc thuê một chiếc xe tải lớn và lái xe đi khắp nơi. Những ngày Cựu chiến binh, ngày Ái quốc, Tưởng niệm, hãy ra tay hành động”.

Co dau phien quan IS 'hoi tiec sau sac' va muon tro ve My
Phụ nữ và trẻ em được chở trên xe tải đến trại tị nạn al-Hawl - Ảnh: The Guardian

Nhiều tháng trong năm 2015, trang Twitter cá nhân của cô đầy rẫy những hô hào kích động, sự điên cuồng này còn kéo dài đến năm sau. Bây giờ cô cho biết trang Twitter của cô đã bị người khác chiếm mất.

Không lâu sau, cô kết hôn với người chồng thứ hai - một chiến binh người Tunisia, và sinh hạ con trai Adam. Sau đó, người chồng Tunisia bị tiêu diệt ở Mosul, Muthana cùng hàng chục phụ nữ khác rút lui sâu hơn vào vùng đất ngày càng thu hẹp của IS, nơi cô có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi với một chiến binh Syria vào năm ngoái.

Muthana nói rằng gia đình cô ở Alabama rất bảo thủ, họ và đặt ra những hạn chế và tương tác của cô, tuy nhiên, điều này lại nói lên quá trình cực đoan hóa của cô. Cô đã cưỡng lại sự giám sát của gia đình, và trong một hành động phản kháng, cô coi việc đi theo IS như là một sự giải phóng.

Sáu tuần trước, Muthana trốn khỏi làng Susa, cách không xa chiến tuyến hiện tại ở Baghuz. Cô nói rằng cô đã ngủ trên sa mạc hai đêm với một nhóm người IS lưu vong. Cuối cùng, cô bị lực lượng người Kurd bắt giữ và họ chuyển cô đến trại al-Hawl, sống chung với vợ và góa phụ của các chiến binh IS từ khắp nơi trên thế giới.

Co dau phien quan IS 'hoi tiec sau sac' va muon tro ve My
 

Những người phụ nữ không được phép rời trại và họ được cảnh vệ có vũ trang giám sát khi gặp người ngoài, tuy nhiên họ được cấp thực phẩm và một số hàng viện trợ.

Tại al-Hawl, mối hận thù từ hơn bốn năm trước đã xuất hiện trở lại và các liên minh cũng như thù địch mới đã hình thành. Những người phụ nữ nước ngoài trong trại kết thành 3 nhóm mang tính “băng đảng”: người Nga, người Tunisia và những người phương Tây khác. Trong trại cũng có lối hành xử “đại ca” và quan hệ người mạnh kẻ yếu, có những lời đe dọa đốt lều cũng như đánh đập phụ nữ hay con cái của họ.

Muthana mô tả trải nghiệm của cô với IS mang đậm tính “trăn trở”, nó giống như một bộ phim. “Bạn đọc một cuốn sách và nghĩ rằng bạn biết tất cả mọi thứ. Càng trải nghiệm nhiều hơn, tôi càng thấy đau lòng thêm. Chúng tôi chết đói và chúng tôi thực sự đã ăn cỏ”.

Muthana cho biết, cô không liên lạc với các quan chức Mỹ kể từ khi bị bắt. “Tôi sẽ nói với họ hãy tha thứ cho tôi vì tôi ngu dốt, tôi thực sự còn trẻ và không biết gì và tôi quyết định bỏ nhà khi mới 19 tuổi. Tôi tin rằng nước Mỹ sẽ cho tôi cho cơ hội thứ hai. Tôi muốn trở về và tôi sẽ không bao giờ quay lại Trung Đông. Nước Mỹ có thể tịch thu hộ chiếu của tôi nhưng tôi sẽ không oán hận”.

Hoàng Diệu (Theo The Guardian)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI