Clip đáy biển vắng bóng cá, rạn san hô chết: Chuyên gia nói gì?

09/05/2016 - 07:24

PNO - TS. Đỗ Văn Tứ (chuyên gia về cá, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật) đã đưa ra những nhận định ban đầu từ những hiện tượng này.

Khó có thể trở lại như ban đầu

Thông tin khu vực đáy biển thuộc xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) trở thành một "nghĩa địa cá", xác các loại cá chết chất chồng dày đặc. Ngay lập tức PV Tuổi trẻ đã thực hiện clip độc quyền ghi lại những hình ảnh trung thực nhất.

Cụ thể 2 điểm chọn quay này là 2 khu vực được cho là nhiều cá tôm sinh sống tuy nhiên. Tuy nhiên, tại điểm quay thứ 1, không thấy một xác cá nào cũng không không thấy một bóng dáng con cá nào bơi lội, đáy biển xám xịt đầy bùn. Tại điểm quay thứ 2, một số cá bơi trên rạn san hô và con nhím biển sống. Thế nhưng, san hô dưới đáy biển này một số chuyển sẫm màu.

Trao đổi với PV Báo Phụ nữ TP.HCM trước những mô tả về hình ảnh ghi lại của 2 đoạn clip trên, TS. Đỗ Văn Tứ (chuyên gia về cá, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật) đã đưa ra những nhận định ban đầu từ những hiện tượng này.

Theo ông TS Tứ, việc 2 điểm quay này không thấy xuất hiện cá hoặc thưa thớt một vài con báo hiệu một hiện tượng về vấn đề môi trường khiến các loài tại khu vực đó chết gần hết, trôi dạt; đồng thời, các  loài từ vùng khác không tiếp cận, đến vùng này nữa.

"Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái có độ đa dạng khá cao có nhiều loài thân mềm, giáp sát, da gai.... Trong trường hợp tự nhiên mà mình khảo sát mình thấy không thấy chúng còn nữa thì chắc chắn là do vấn đề môi trường.

Có thể là do một đợt tác động của chất ô nhiễm nào đấy khiến cho các loài không sinh sống nữa, các loài tại đó bị tiêu diệt, còn các loài nơi khác không tiếp cận và đến nữa vì môi trường đã không phù hợp với chúng", ông Tứ nói.

Về hiện tượng san hô có màu sậm như ghi lại của đoạn clip, TS. Tứ cho rằng "Đó không phải là một hiện tượng lạ nếu như môi trường ở đó biến đổi. Môi trường thay đổi khiến rạn san hô chuyển sang một trạng thái suy thoái, chết dần dần, đổi màu đi. .

Được đánh giá là một trong những hệ sinh thái đa dạng cao, có nhiều loài đặc hữu rất quan trọng trong hệ sinh thái biển, nếu rạn san hô chết đi sẽ kéo theo các loại sống trong hệ sinh thái này biến mất luôn.", đây là điều mà vị chuyên gia cảm thấy lo ngại.

Giả sử với tác động nguy hại của môi trường như vậy, thì khả năng phục hồi của hệ sinh thái này sẽ là bao lâu? Vị chuyên gia sinh học nhận định sự phục hồi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần thời gian.

"Ví dụ sau tác động môi trường ấy, chất ôi nhiễm ấy nếu như tôn lưu trong đó lâu mà có quá trình rửa trôi bằng dòng chảy mà đó mà khả năng theo một thời gian nào đó vài chục năm nó sẽ hồi phục dần dần ở một mức độ nào đấy!", vị TS sinh học nói.

 Dù cho rằng có thể phục hồi được, song ông Tứ chắc chắn "nó không thể chuyển về như ban đầu được đâu mà nó chuyển sang một dạng khác".

Xuất hiện cá lạ hình rồng chết dạt vào bờ

Trong một diễn biến liên quan, sáng 8/5, thông tin trên báo chí cho biết, người dân xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) phát hiện một con cá lạ, 2,2 mét, nặng 20kg mang hình dáng giống một con rồng trôi dạt vào bờ.

Clip day bien vang bong ca, ran san ho chet: Chuyen gia noi gi?
Người dân xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) phát hiện một con cá lạ.

Theo quan sát, trên lưng con cá này có một dãy vây màu đỏ, dọc thân có những chấm xanh sẫm và ở phần đầu có những chùm râu như râu rồng. Đây là loài cá mái chèo, một số nơi còn gọi là cá hố.

Người dân khu vực lo lắng vì theo phong tục truyền thống của địa phương, sáng nay, những người cao tuổi trong thôn đã tổ chức chôn cất con cá lạ này tại đền Ông Cá của làng. Ngôi đền được xây để ngư dân trong thôn chôn cất các loại cá lớn trôi dạt vào bờ biển. Hiện có hàng chục loại cá được chôn tại đây.

Theo người dân nơi đây, những con cá như vậy thường là loại cá rất linh thiêng đối với ngư dân đi biển, nếu cá còn sống sẽ thả lại về biển, còn chết thì tiến hành chôn cất một cách thận trọng.

Lam Thanh


 

news_is_not_ads=
TIN MỚI