Clip: Bệnh viện C Đà Nẵng cung cấp cho người bệnh ăn ngày 3 bữa trong suốt thời gian phong tỏa

25/07/2020 - 11:19

PNO - Bệnh viện C Đà Nẵng thực hiện phong tỏa trong vòng 14 ngày kể từ ngày 24/7 để phòng, chống dịch COVID-19 sau khi phát hiện nam bệnh nhân mắc CODID-19.

 

 

Clip: Bệnh viện C Đà Nẵng khuyên người dân không cần lo lắng vì đủ cung cấp cho bệnh nhân ngày 3 bữa

Sau khi Bệnh viện C Đà Nẵng kích hoạt việc phong tỏa, các bệnh nhân đang nằm điều trị sẽ chưa được xuất viện. Trong thời gian 14 ngày này, bệnh viện cũng không nhận bệnh nhân mới.

Theo khảo sát của phóng viên, từ hôm qua tới nay, rất đông người dân có thân nhân đang điều trị tại bệnh viện này đến trước cổng bệnh viện để được cung cấp nhu yếu phẩm như: thức ăn, mì tôm, quần áo, kem đánh răng... cho người nhà đang nằm viện. Tuy nhiên, lực lượng bảo vệ của bệnh viện giải thích cho người nhà an tâm vì bệnh viện lo ăn uống đầy đủ.

Trả lời Báo Phụ Nữ TPHCM sáng 25/7, bác sĩ Nguyễn Trọng Thiện - Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng - chia sẻ: “Bệnh viện phong tỏa nhưng vẫn đảm bảo nuôi ăn người bệnh ngày 3 bữa. Bệnh viện đang cung ứng toàn bộ thực phẩm, thức ăn, các nhu yếu phẩm khác để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bằng mọi giá bệnh viện sẽ đảm bảo cung cấp đủ trong 14 ngày, mà không có vấn đề gì phiền hà. Bệnh viện đang cố gắng làm hết sức”.

Cũng theo lãnh đạo Bệnh viện C Đà Nẵng, tất cả nhân viên của bệnh viện tiếp xúc với ca nghi mắc COVID-19 - bệnh nhân T.V.D. (58 tuổi, trú quận Liên Chiểu, Đà Nẵng)đ ã được cách ly từ chiều 23/7. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã lấy 105 mẫu của những người tiếp xúc với ca nghi nhiễm để làm xét nghiệm, kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Người dân gửi thức ăn, nhu yếu phẩm cho người nhà đang điều trị tại Bệnh viện C
Người dân gửi thức ăn, nhu yếu phẩm cho người nhà đang điều trị tại Bệnh viện C

Để dịch bệnh không xâm nhập và lây lan ra cộng đồng, sáng 25/7, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm soát nghiêm, chặt chẽ khu vực biên giới, đặc biệt là các đường mòn, lối mở không để các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Ban Chỉ đạo cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát, xử lý người nước ngoài đến bất hợp pháp trên địa bàn; quản lý chặt chẽ người nước ngoài được phép đến làm việc, lưu trú tại địa phương, lưu ý tại các công trường, xí nghiệp, nơi học tập, khách sạn, nhà nghỉ...

Riêng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép trong cộng đồng để có biện pháp xử lý nghiêm. 

Các địa phương phải lập danh sách tất cả những người nhập cảnh trái phép lưu trú tại địa phương, cách ly ngay, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm. Nếu dương tính với SARS-CoV-2 cần chuyển ngay đến các cơ sở y tế để cách ly và điều trị, lập sanh sách và quản lý người tiếp xúc gần. Trường hợp có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khỏe theo quy định.

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI