Chuyện về ông thợ đóng giày từ chối 5 triệu USD ở Sài Gòn

15/01/2018 - 21:17

PNO - Mến mộ tài năng của Trịnh Ngọc – người thợ đóng bậc nhất Sài Gòn, một thương gia bỏ ra 5 triệu USD để mở xưởng mời ông về, nhưng ông Ngọc từ chối.

Nằm khiêm tốn tại một góc nhỏ trên đường Lý Chính Thắng (Q.3, TPHCM), tiệm giày Ngọc từ lâu đã trở thành địa điểm quen thuộc của những người yêu thích giày Tây ở Việt Nam lẫn thế giới.

Từ chối xưởng đóng giày 5 triệu USD

Ông Trịnh Ngọc (SN 1931, quê Bạc Liêu)  đến với nghề như một cái duyên nơi đất khách. Khi ông chỉ là một cậu bé 14 tuổi, phụ việc trong tiệm đóng giày Tây ở Campuchia. Ngày nào cũng tiếp xúc với giày, ông mê lúc nào không hay. Khi ông tự làm được cho mình một đôi giày sành điệu, ông đã nhận ra tình yêu mãnh liệt đối với giày Tây của mình.

Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Với niềm đam mê giày, ông Ngọc chưa từng tiếc nuối khi từ chối xưởng giày 5 triệu đô.

Sau 6 năm... học lỏm, ông Ngọc trở thành một người thợ đóng giày giỏi việc. Lúc này nhà ông mở tiệm đóng giày thuê có tiếng một vùng. Nhưng đến khi quốc vương Campuchia mời ông đóng giày cho vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa và các hoàng thân. Tiếng tăm của Trịnh Ngọc bắt đầu vang ra cả thế giới.

Thành công nơi xứ người, có cửa tiệm giày khá lớn, nhưng Trịnh Ngọc luôn nhớ quê nhà. Năm 1975, ông bỏ hết những phồn vinh đất khách, tay trắng về Việt Nam. Biết Trịnh Ngọc hồi hương, một người trong hãng giày có tiếng tại Sài Gòn mời ông về làm việc.

Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Tuy nằm khiêm tốn trên con đường Lý Chính Thắng, nhưng tiệm giày Ngọc tiếp nhận khách hàng của hơn 20 nước.

Đến năm 1992, về hưu, không có việc làm, lại nhớ nghề, ông mở tiệm giày Ngọc, và đóng giày cho đến bây giờ. Giày của ông Ngọc làm được đánh giá không thua gì so với những hãng giày lớn trên thế giới, nhưng giá chỉ bằng 1/10 so với họ.

Tiếng tăm của giày Ngọc ngày càng vang xa, một doanh nhân người Đài Loan đã bỏ ra 5 triệu đô la mở xưởng, mời ông Ngọc làm chủ nhưng ông không đồng ý. Bởi ông luôn xem đóng giày là một nghệ thuật, không muốn mang nó ra để kinh doanh.

Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Ông luôn xem đóng giày là một nghệ thuật, không muốn mang nó ra để kinh doanh.

Theo ông, giày Tây dáng Pháp có một nét lịch lãm và thanh nhã, dáng Đức biểu hiện người sử dụng mạnh mẽ và độc lập, dáng Anh là người thông minh, độc lập, năng động,…

“Giày tuy chỉ là một trong những món đồ mà người ta sử dụng. Nhưng một đôi giày đẹp trước nhất nó phải làm cho đôi chân mình thoải mái, không bị ép hai bên. Mang lâu, bàn chân không bị chai sần, không xuất hiện mùi khó chịu.

Chất liệu, màu sắc, phong cách của giày rất quan trọng. Ngoài việc tôn dáng người, dáng đồ,.. đôi giày cũng nói lên một con người. Muốn biết người đối diện mình như thế nào, hãy nhìn vào đôi giày mà họ đang đi”, ông Ngọc chia sẻ.

Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Mỗi ngày ông Ngọc chăm chút và cho ra đời một, hai đôi giày. Ông chấp nhận làm một đôi giày chỉnh chu, còn hơn kinh doanh có lời mà giày của mình không ra gì.

Ông tâm niệm người thợ đóng giày chuyên nghiệp phải biết thiết kế để tạo mẫu giày đẹp, phải làm thợ mộc để gò khuôn gỗ theo kích thước chân, là nghệ sĩ để thả hồn vào từng sản phẩm, cái tâm phải lớn vượt ra khỏi lo toan vật chất,… nếu để tiền bạc chi phối thì không thể thả hồn mình vào từng tác phẩm.

Vì vậy, ông chấp nhận làm một, hai đôi giày nhưng chỉnh chu, còn hơn kinh doanh có lời mà giày của mình không ra gì.

Ông ví von: “Giày Tây hấp dẫn như một người phụ nữ, cũng có đường cong, độ nở nang, có dáng, có eo. Nếu đi bên cạnh một người đàn ông bản lĩnh thì đẹp biết bao nhiêu”.

"Cửa hàng quốc tế" giày đi hơn 20 nước

Mời khách lên nơi đóng giày của mình, ông Trịnh Ngọc vui vẻ chỉ từng khuôn gỗ và liên tục giới thiệu: “Đây là khuôn giày của vua Sihanouk, đây là giày của ca sĩ Quang Linh, còn đây là khuôn mẫu của Domic Price, người Pháp. Ông này lúc đó mang đôi giày 1.600 USD đến để thử tôi. Sau lần đó, mỗi năm ông bay sang Việt Nam một lần để nhờ tôi đóng, có khi ông đặt đến 80 đôi một lúc”.

Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Anh Thọ, khách hàng quen thuộc và xem ông Ngọc như người bác của mình.

Lấy ghế ngồi vào bàn làm việc, ông Ngọc tự hào: "Cứ một khuôn gỗ là một người đến đóng giày rồi trở thành bè bạn, họ trân quý nghề của tôi lắm. Có nhiều người đến nhận giày mà nâng niu ôm chúng rồi ôm tôi cảm ơn, còn gì hạnh phúc hơn".

Biết ông Ngọc làm giày theo lối thủ công, phải mất rất nhiều công sức, từ lấy số đo chân khách hàng, đến đẽo gỗ thành khuôn, rồi theo khuôn đó mà qua hơn 10 công đoạn: tạo mẫu, may da, bấm khuyên, đóng, gò dáng, làm đế… mất 7 đến 8 tiếng mới hoàn thành một chiếc giày.

Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Sau khi lấy số đo chân của khách hàng, ông Ngọc sẽ tạo hình số đo bằng gỗ và viết tên họ vào. Rất nhiều nguyên thủ trên các quốc gia đã đến cửa hàng của ông để đặt giày.

Khách hàng gợi ý ông tăng giá, ông chỉ mỉm cười lắc đầu: “Lương hưu của tôi đã dư sống. Làm giày chỉ vì yêu thích nó, tôi xem khách hàng như người thân của mình, mang niềm vui đến cho người thân thì sao có thể tăng tiền”.

Không riêng gì anh Thọ mà hàng ngàn khách hàng của ông Ngọc ở nhiều nước trên thế giới cũng bị “mê hoặc” bởi những đôi giày tại đây. Từ đó, các người bạn nước ngoài gọi vui cửa tiệm của ông là “cửa hàng quốc tế”, bởi ông không tìm khách, mà họ ở hơn 20 quốc gia trên thế giới đều ngưỡng mộ phải tự tìm đến ông nhờ đóng giày.

Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Hơn 10 công đoạn từ tạo mẫu đến hoàn thành giày, ông Ngọc đều làm thủ công.

Anh Thọ (khách hàng) cho biết: “Vì tính chất công việc, tôi thường mang giày của nước ngoài. Tuy nhiên, khi một người bạn giới thiệu thì tôi đã ghé qua tiệm bác Ngọc để đặt giày. Sau khi nhận đôi giày đầu tiên tại đây, tôi đã gắn bó tiệm này luôn đến giờ. Ngoài những đôi giày tốt, thì tấm lòng của bác Ngọc đối với khách rất đáng trân trọng”.

Dù sức khỏe đã yếu đi, nhưng ngày ngày người dân quanh cửa tiệm Ngọc luôn nghe tiếng búa gõ lọc cọc, tiếng máy may đều đều của người thợ già. Nhiều người công nhận nghe riết thành quen, ngày nào không nghe tiếng búa của ông Ngọc, ngày đó thấy thiếu vắng lắm.

Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Dù sức khỏe đã yếu đi, nhưng ngày ngày người dân quanh cửa tiệm Ngọc luôn nghe tiếng búa gõ lọc cọc, tiếng máy may đều đều của người thợ già

Ông mỉm cười: “Hơn 60 năm nay, nhiều lần tôi cũng muốn nghỉ làm, nhưng được một buổi lại xách búa ra gõ. Với lại, khách hàng đến nhờ mình không thể từ chối, họ không có giày mang mình cũng buồn”.

Chuyen ve ong tho dong giay tu choi 5 trieu USD o Sai Gon
Hôm nào người dân ở gần của tiệm của ông Ngọc không nghe tiếng búa gõ, dường như họ thấy thiếu một điều rất đỗi thân quen

Nói đoạn, cầm đôi giày lên tiếp tục đóng may, đôi tay thoăn thoắt hết đục đẽo, đến tạo kiểu mới thấy trong ông một niềm hăng say với nghề. Đôi mắt chăm chú theo từng miếng ghép, may vá chán, ông xoay qua dán các phụ kiện.

Chốc chốc ông nhăn nhó vì chưa hài lòng, hay lâu lâu lại phì cười ở một công đoạn đắt ý. Cứ như vậy hết giai đoạn này đến các khâu khác, ông quên mất đang có khách ngồi bên cạnh.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI