Chuyện tình trong bom đạn của người lính qua những lá thư gửi về từ chiến trường

30/04/2023 - 22:16

PNO - Bên cạnh các di vật, hàng ngàn lá thư đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quân khu 4 hé lộ đời sống tinh thần và chuyện tình cảm của người lính ở chiến trường trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoành - cán bộ tuyên truyền, Bảo tàng Quân khu 4 (TP Vinh, Nghệ An) cho biết, hiện bảo tàng này đang bảo quản, lưu giữ, trưng bày hàng ngàn lá thư trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những bức thư này từng là cầu nối của họ với gia đình, người thương và quê nhà.
Thiếu tá Nguyễn Hữu Hoành - cán bộ tuyên truyền, Bảo tàng Quân khu 4 (TP Vinh, Nghệ An) - cho biết, hiện bảo tàng này đang bảo quản, lưu giữ, trưng bày hàng ngàn lá thư trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những bức thư này từng là cầu nối của họ với gia đình, người thương và quê nhà.
Những lá thư của người lính gửi cho cha mẹ, người yêu, vợ chưa cưới… dẫu đã úa màu thời gian, không còn nguyên vẹn vì bom đạn nhưng vẫn chứa chan tình cảm của tiền tuyến gửi về hậu phương. Những lá thư ở chiến trường gửi về giúp cho những người ở hậu phương thêm vững niềm tin, có thêm động lực, vượt qua mọi gian khó, thử thách; ngược lại, những lá thư từ hậu phương gửi ra giúp thỏa mãn niềm mong mỏi lớn nhất của người lính là nắm được thông tin của gia đình, của người thân.
Những lá thư của người lính gửi cho cha mẹ, người yêu, vợ chưa cưới… dẫu đã úa màu thời gian, không còn nguyên vẹn vì bom đạn nhưng vẫn chứa chan tình cảm của tiền tuyến gửi về hậu phương. Những lá thư ở chiến trường gửi về giúp cho những người ở hậu phương thêm vững niềm tin, có thêm động lực, vượt qua mọi gian khó, thử thách; ngược lại, những lá thư từ hậu phương gửi ra giúp thỏa mãn niềm mong mỏi lớn nhất của người lính là nắm được thông tin của gia đình, của người thân.
Nổi bật trong số này là 136 lá thư của liệt sỹ Nguyễn Anh Mậu (đoàn vận tải quân y chiến lược) do bà Hoàng Thị Síu (quê Hưng Yên) tặng Bảo tàng được trưng bày một khu riêng. Vợ chồng liệt sỹ Mậu và bà Síu quy ước cứ 16 ngày phải viết thư cho nhau một lần. Anh kể cho chị nghe về cuộc sống chiến trường cam go, cực khổ nhưng ấm tình đồng chí, đồng đội, mỗi bước đường hành quân, những hiểm nguy có thể gặp nhưng không vì thế mà bi lụy.
Nổi bật trong số này là 136 lá thư của liệt sĩ Nguyễn Anh Mậu (đoàn vận tải quân y chiến lược) do bà Hoàng Thị Síu (quê Hưng Yên) tặng Bảo tàng, được trưng bày một khu riêng. Vợ chồng liệt sĩ Mậu và bà Síu quy ước cứ 16 ngày phải viết thư cho nhau một lần. Anh kể cho chị nghe về cuộc sống chiến trường cam go, cực khổ nhưng ấm tình đồng chí, đồng đội; mỗi bước đường hành quân, những hiểm nguy có thể gặp nhưng không vì thế mà bi lụy.
Một ngày tháng 7, người lính trẻ này nói với vợ: “Có lẽ từ bây giờ đến hết năm 66, em chẳng nhận được tin tức nào của anh đâu. Anh vẫn biết em mong tin tức anh lắm, nhưng hoàn cảnh chiến tranh nó bắt buộc chúng ta đành chịu chứ ai muốn. Anh nhớ và mong em nhiều lắm, nhưng mỗi chúng mình đều phải xác định trách nhiệm để vững vàng với thời thế em nhỉ”.
Một ngày tháng 7, người lính trẻ này viết cho vợ: “Có lẽ từ bây giờ đến hết năm 66, em chẳng nhận được tin tức nào của anh đâu. Anh vẫn biết em mong tin tức anh lắm, nhưng hoàn cảnh chiến tranh nó bắt buộc chúng ta đành chịu chứ ai muốn. Anh nhớ và mong em nhiều lắm, nhưng mỗi chúng mình đều phải xác định trách nhiệm để vững vàng với thời thế em nhỉ”.
136 lá thư của liệt lỹ Mậu được viết trong quãng thời gian từ năm 1963 đến năm 1968. Những dòng chữ trên từng trang giấy mỏng được viết vội trên đường ra trận luôn nồng nàn thương nhớ. Họ kể cho nhau nghe mỗi bước đường hành quân, những hiểm nguy có thể gặp nhưng không vì thế mà bi lụy.
136 lá thư của liệt sĩ Mậu được viết trong quãng thời gian từ năm 1963 đến năm 1968. Những dòng chữ trên từng trang giấy mỏng được viết vội trên đường ra trận luôn nồng nàn thương nhớ. Họ kể cho nhau nghe mỗi bước đường hành quân, những hiểm nguy có thể gặp nhưng không vì thế mà bi lụy.
“Em chịu khó bấm đốt ngón tay theo ngày tháng, nếu khoảng nửa năm không thấy gì thì lúc đó hãy suy nghĩ và đoán anh còn hay mất em nhé!”, lời dặn dò của liệt sỹ Mậu gửi về cho vợ. Và rồi những lá thư theo lời hẹn ước không còn được tiếp tục gửi về hậu phương bởi anh đã ngã xuống trên đường ra trận. Những lá thư của anh được chị Xíu cất giữ như báu vật. Câu chuyện tình yêu mãnh liệt thời bom đạn này sau đó được trưng bày tại Bảo tàng quân khu 4.
“Em chịu khó bấm đốt ngón tay theo ngày tháng, nếu khoảng nửa năm không thấy gì thì lúc đó hãy suy nghĩ và đoán anh còn hay mất em nhé!”, lời dặn dò của liệt sĩ Mậu gửi về cho vợ. Và rồi những lá thư theo lời hẹn ước không còn được tiếp tục gửi về hậu phương bởi anh đã ngã xuống trên đường ra trận. Những lá thư của anh được chị Síu cất giữ như báu vật. Câu chuyện tình yêu mãnh liệt thời bom đạn này sau đó được trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 4.
Một tấm bưu thiếp với dòng chữ nắn nót: “Em sẽ đợi anh về - Xuân Mậu Thân 1968” được tìm thấy trong phần mộ tập thể 73 liệt sỹ ở Nôm Pha Nai (huyện Thu Lê Khôm, Bulikhamxay, Lào).
Một tấm bưu thiếp với dòng chữ nắn nót: “Em sẽ đợi anh về - Xuân Mậu Thân 1968” được tìm thấy trong phần mộ tập thể 73 liệt sĩ ở Nôm Pha Nai (huyện Thu Lê Khôm, Bulikhamxay, Lào).
“Những ngày tết em hãy yêu thương các con nhiều hơn nữa nha, hãy chăm sóc cho chúng, giải thích cho chúng tại sao có tết. tại sao ba không được ăn tết cùng các con. tết xong các con phải cố gắng học tập thật giỏi. Ba thương các con trông cho các con mau lớn, thật ngoan và học thật giỏi. Hôm nào đánh cho giặc Mỹ về nước thì ba sẽ về với các con”, liệt sỹ Phan Huy Chương (quê Nghệ An) viết thư gửi về cho vợ là bà Phan Thị Bé.
“Những ngày tết em hãy yêu thương các con nhiều hơn nữa nha, hãy chăm sóc cho chúng, giải thích cho chúng tại sao có tết. Tại sao ba không được ăn tết cùng các con. Tết xong các con phải cố gắng học tập thật giỏi. Ba thương các con, trông cho các con mau lớn, thật ngoan và học thật giỏi. Hôm nào đánh cho giặc Mỹ về nước thì ba sẽ về với các con”, liệt sĩ Phan Huy Chương (quê Nghệ An) viết thư gửi về cho vợ là bà Phan Thị Bé.
Trong nhiều bức thư ông tâm sự nhiều với các con, về cuộc sống, về cuộc chiến đấu và trách nhiệm của mỗi người dân trước vận mệnh của dân tộc. Ông luôn tin tưởng cách mạng sẽ thành công, đất nước sẽ hoà bình. Những bức thư của chồng lâu nay vẫn được bà Bé giữ gìn, nâng niu như báu vật. Chính những lá thư này là “liều thuốc” giúp cho người phụ nữ này vượt qua giông bão, hơn nửa thế kỷ thay chồng nuôi con.
Trong nhiều bức thư, ông tâm sự với các con về cuộc sống, về cuộc chiến đấu và trách nhiệm của mỗi người dân trước vận mệnh của dân tộc. Ông luôn tin tưởng cách mạng sẽ thành công, đất nước sẽ hòa bình. Những bức thư của chồng lâu nay vẫn được bà Bé giữ gìn, nâng niu như báu vật. Chính những lá thư này là “liều thuốc” giúp cho người phụ nữ này vượt qua giông bão, hơn nửa thế kỷ thay chồng nuôi con.
Những lá thư thời chiến đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 4 là những hiện vật vô giá, có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền về truyền thống cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước đối với các thế hệ người dân Việt Nam.
Những lá thư thời chiến đang được trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 4 là những hiện vật vô giá, có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền về truyền thống cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước đối với các thế hệ người dân Việt Nam.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI