Chuyện tình cha mẹ tôi: Một đời nâng niu, yêu chiều vợ

23/08/2024 - 10:13

PNO - Hơn 34 năm về chung một nhà, ba luôn nâng niu yêu chiều mẹ, luôn “em ơi, em à”. Đi đâu về nhà, câu đầu tiên ba hỏi là: “Mẹ đâu rồi?”.

“Hồi xưa, ba cua mẹ trần ai lai khổ”, ba thường mở đầu như vậy mỗi khi kể về "chiến tích" hoành tráng nhất trong "sự nghiệp trai tráng" của ông. Tôi quay sang hỏi đùa mẹ sao hồi đó làm khó ba dữ vậy, mẹ sẽ trả lời: “Lúc đó tao chưa có thương!”.

Ngày xưa mẹ tôi làm nghề thợ may, vừa lành nghề vừa xinh đẹp, tính tình lại vui vẻ, dễ thương. Mẹ thích gì sẽ may đó, xu hướng thời trang nào mới nổi mẹ cũng có để diện. Rất nhiều vệ tinh xoay quanh mẹ và ba tôi không là ngoại lệ.

“Nếu thích hay yêu người nào thiệt lòng, muốn nghiêm túc với người ta thì phải biết “chặt mai”. Biết “chặt mai” là gì không? Là chai mặt đó”, ba tôi vừa uống bia vừa trào phúng chuyện cũ.

Ba mẹ tôi cưới nhau vào ngày 1.7.1994, tính đến nay là 34 năm vẫn son sắt, ngọt ngào (Ảnh: Tác giả cung cấp)
Ba mẹ tôi cưới nhau vào ngày 1/7/1990, tính đến nay là 34 năm son sắt, ngọt ngào (Ảnh: Tác giả cung cấp)

Hồi đó, mẹ không chịu nói chuyện với ba, nhưng ba chẳng bận tâm. Ngày nào ba cũng xin phép vào nhà ngồi chơi. Ba chỉ ngồi "chơi không", nói chuyện với bà ngoại, với dì Năm, còn mẹ đi ngủ hoặc đi chơi chứ không tiếp ba. Ròng rã như vậy nhưng ba không bỏ cuộc.

Có một dạo, không biết vì sao mà có mấy ngày liền ba không vào nhà mẹ. Ba uống xỉn, đứng ngoài ao rau muống ngó vào nhà mẹ. Được một lúc, ba nhờ chú hàng xóm gọi mẹ ra nói chuyện. Mẹ ra, thấy ba xỉn và nói những lời sến súa, mẹ bực mình nên đẩy ba ngã xuống… ao rau muống.

Vậy mà ba vẫn không giận. Cú ngã làm ba tỉnh rượu, ba bình tĩnh dỗ dành mẹ, rồi tự đi lấy nước rửa chân rửa tay. Sau bữa đó, mẹ thấy cũng thương thương ba… Rồi mẹ thương thật.

Quen nhau cả năm trời, ba vẫn chưa nắm tay mẹ. Mỗi lần định nắm tay mẹ, ba cứ... run run. Chở mẹ đi chơi, thay vì chở mẹ vào mấy đường tối để có cớ nắm tay, ôm eo, ba lại chở mẹ đi uống nước, ăn chè, đi chơi ở mấy nơi sáng sủa đông vui. Ba nói ba muốn giữ gìn cho mẹ, muốn gì thì đợi cưới xin đàng hoàng.

Đến bây giờ, hơn 34 năm về chung một nhà, ba vẫn luôn nâng niu yêu chiều mẹ, vẫn luôn “em ơi, em à”. Đi đâu về nhà, câu đầu tiên ba hỏi là: “Mẹ đâu rồi?”.

Trước chúng tôi, ba không ngại thể hiện tình cảm với mẹ (Ảnh: Tác giả cung cấp)
Trước chúng tôi, ba không ngại thể hiện tình cảm với mẹ (Ảnh: Tác giả cung cấp)

Mẹ tôi dù rất giỏi giang, bản lĩnh, nhưng mỗi khi ở cạnh ba lại luôn “nhỏ bé”. Ba yêu thương gia đình, yêu thương vợ con, nên dù ít khi nói lời ngọt ngào, ba lại làm tất cả những gì có thể. Mẹ luôn trân trọng mọi điều ba dành cho mẹ, cho gia đình.

Ví như mỗi lần tôi mua món ăn gì, trước đó tôi đã hỏi mẹ có ăn không, mẹ nói không ăn nên tôi chỉ mua 1 phần cho ba. Nhưng khi ba cầm phần đồ ăn lên, việc đầu tiên ông luôn hỏi mẹ có ăn chung với ba không, hoặc cố gắng “ép thương, ép yêu” để mẹ ăn một miếng cùng ba.

Bát đũa còn có lúc khua, chuyện gia đình không tránh khỏi những lần cãi vã. Nhưng bất kỳ khi nào mẹ nóng tính, bực bội, ba đều giữ sự điềm tĩnh, dịu dàng và nhường nhịn mẹ. Tôi thấy, để làm được điều này cần một tình yêu rất lớn. Ba hay nói: “Mẹ nói một chút rồi thôi, cãi mẹ làm gì cho gia đình bất hoà. Cứ để mẹ nói cho đỡ bực, xíu là mẹ vui lại à”.

Ba con tôi rất thích "giỡn hớt" chọc ghẹo mẹ. Có lúc mẹ vui, có lúc mẹ… ít vui, thậm chí quạu, nhưng lúc nào mẹ cũng rất dễ thương. Ba thấy mẹ dễ thương nên càng hay ghẹo khi có cơ hội. Ghẹo mẹ trở thành... truyền thống gia đình tôi.

Chị em tôi tự hào vì được làm con của ba mẹ (Ảnh: Tác giả cung cấp)
Chị em tôi tự hào vì được làm con của ba mẹ (Ảnh: Tác giả cung cấp)

Từ lúc ba nghỉ nghề tài xế, mẹ nghỉ nghề thợ may và bên nhau sớm tối, ba mẹ lại như vợ chồng son. Ba làm tất cả việc trong nhà từ rửa chén, lau nhà, quét nhà, phơi đồ... Ba luôn chủ động đỡ đần việc nhà với mẹ.

Tôi sống ở Sài Gòn, thường xuyên chạy xe về Tiền Giang thăm ba mẹ. Gia đình chúng tôi rất hay ngồi ăn uống cùng nhau, kể cho nhau nghe chuyện ngày xưa ba mẹ yêu nhau thế nào, cưới nhau ra sao, nhắc kỷ niệm thời chúng tôi còn học mẫu giáo…

Mỗi cuối tuần, ba mẹ vẫn dắt nhau đi chơi tình tứ, sáng thong thả ăn sáng, uống cà phê, dạo phố. Mẹ thích gì ba cũng cố gắng làm được cho mẹ vui.

Giữa thời đại chỉ cần một cuộc gọi hay một tin nhắn là có thể xong mọi việc, nhưng ba mẹ vẫn giữ thói quen viết tin nhắn qua thư tay cho nhau. Ba nói ba không thích đọc tin nhắn qua điện thoại nên cần nhắn gì gấp, để ba dễ thấy, dễ nhớ, mẹ sẽ viết ra giấy. Tôi thấy rất bình yên, ấm áp khi đọc những dòng viết tay của ba mẹ gửi cho nhau.

Một mẩu tin nhắn mẹ viết cho ba (Ảnh: Tác giả cung cấp)
Một mẩu tin nhắn mẹ viết cho ba (Ảnh: Tác giả cung cấp)

Những lần kỷ niệm ngày cưới, ba vẫn luôn nhắc lại câu: “Cuộc đời ba chưa lãi được gì, chỉ lãi được mẹ và 2 đứa con. Nay có thêm thằng con trai với 2 thằng con rể nữa, ba trân trọng vô cùng”.

Anh Hai tôi là cháu một người bạn thân của ba mẹ. Thương hoàn cảnh anh Hai có ba mất sớm, gia cảnh khó khăn nên ba mẹ nhận anh làm con nuôi. Đến nay đã hơn 20 năm, ba mẹ vẫn yêu thương anh như con ruột. Khi bác gái - mẹ của anh Hai - còn sống, ba mẹ tôi thường xuyên đến nhà thăm hỏi.

Ba mẹ đã cho tôi một gia đình hoàn hảo và tuyệt vời. Tôi luôn thấy mình may mắn khi có tính cách vui vẻ hồn nhiên, điều này chắc hẳn là nhờ tôi là con của ba mẹ. Còn gì bằng khi vừa lớn lên vừa được nhìn ngắm ba mẹ chăm sóc nhau, yêu thương nhau vô điều kiện. Nhờ vậy, tôi tin rất nhiều tình yêu chân thành vẫn hiện hữu, để tự viết nên cho mình một câu chuyện riêng.

Trương Diễm Quỳnh

Dù thăng trầm bão giông hay nhẹ nhàng yên ả, tình yêu của cha mẹ luôn khiến mọi đứa con xúc động. Hãy kể, chia sẻ cùng Báo Phụ Nữ câu chuyện tình yêu và hành trình hạnh phúc của cha mẹ bạn...

Bài viết kèm hình ảnh có bản quyền xin gửi về địa chỉ: online@baophunu.org.vn. Tác phẩm được đăng sẽ nhận nhuận bút theo quy định của toà soạn.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

  • Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    10-09-2024 11:21

    Mỗi lần con thay sang đồ bơi là các bạn cười khúc khích và nhắc con phải chịu khó triệt lông gọn gàng vùng đó cho khô thoáng.

  • Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    10-09-2024 06:12

    Bí quyết để có sức khỏe và niềm vui của bà rất đơn giản: luôn luôn siêng năng vận động - từ thời còn trẻ cho đến tận lúc già.

  • Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    09-09-2024 15:34

    Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn...

  • Con thương cha mẹ thật nhiều

    Con thương cha mẹ thật nhiều

    09-09-2024 15:00

    Bác sĩ chẩn đoán là cột sống của tôi có 1 chấm nhỏ giống như khối u, nhưng cha tôi cứ dửng dưng không thấy lo lắng gì.

  • Màn kịch hạnh phúc

    Màn kịch hạnh phúc

    09-09-2024 06:49

    Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.

  • Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    08-09-2024 12:18

    Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

  • Tiếng rao thánh thót một đời

    Tiếng rao thánh thót một đời

    08-09-2024 06:21

    Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.

  • Giá như ba mẹ dám sống khác…

    Giá như ba mẹ dám sống khác…

    07-09-2024 15:01

    Trong thẳm sâu, sự nuối tiếc về một phần cuộc đời lẽ ra đã có thể rất vui vẻ, hạnh phúc vẫn luôn ám ảnh anh.

  • Cháu tôi sợ đến lớp

    Cháu tôi sợ đến lớp

    07-09-2024 10:00

    Theo các chuyên gia tâm lý, chính sự quá ỷ lại vào ba mẹ góp phần khiến trẻ sợ đến lớp và khó hòa nhập trong môi trường cần tính kỷ luật.

  • Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    07-09-2024 06:14

    Nhiều gia đình quan tâm và thực hành xu hướng giáo dục không nước mắt, không đòn roi. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng áp dụng đúng cách.

  • Đánh thức niềm đam mê đọc sách của học trò

    Đánh thức niềm đam mê đọc sách của học trò

    06-09-2024 18:48

    Việc "đánh thức" niềm đam mê đọc sách trong học sinh vốn không hề dễ dàng khi các em có quá nhiều phương tiện giải trí khác.

  • Cuốn sổ hộ khẩu

    Cuốn sổ hộ khẩu

    06-09-2024 14:26

    Bị phản bội, nhưng mẹ tôi quyết không ly hôn, có thể mẹ nghĩ đó là cách mẹ bảo vệ tài sản cho các con một cách trọn vẹn nhất.

  • Biết tha thứ và biết quên

    Biết tha thứ và biết quên

    06-09-2024 06:24

    Bỏ qua, biết tha thứ và biết quên là liều thuốc tốt nhất, hiệu nghiệm nhất trong cuộc sống.

  • Ba muốn đi bước nữa

    Ba muốn đi bước nữa

    05-09-2024 17:38

    Ước muốn có người bầu bạn trong những năm tháng cuối đời đâu có gì là quá đáng. Ba tôi xứng đáng được lựa chọn hạnh phúc.

  • Không ít người đọc sách cho... sang

    Không ít người đọc sách cho... sang

    05-09-2024 15:42

    Có ông nọ hay hỏi người đối diện đọc sách gì, tác giả nào, và thường tỏ vẻ coi thường nếu người kia trả lời không (hay ít) đọc sách...