Chuyện tình cha mẹ tôi: Mẹ về nhà chồng bằng cửa sau

20/09/2024 - 06:22

PNO - Thư tình giấu sau gốc vú sữa, hẹn hò bí mật dưới trăng khuya… Là những kỷ niệm đẹp về tình yêu của ba mẹ tôi hơn 40 năm trước.

Ba mẹ tôi thường rủ nhau đi du lịch. Ảnh Nguyễn Lan
Ba mẹ tôi thường rủ nhau đi du lịch (ảnh Nguyễn Lan)

Thập niên 80 của thế kỷ trước, hôn nhân ở quê tôi vẫn chủ yếu do mai mối, nhưng trái tim mẹ tôi thổn thức khi gặp ba tôi lúc hai người chừng 18-19 tuổi (ba tôi sinh năm 1964, mẹ sinh 1965).

Ba tôi là công an xã, trụ sở nơi ông làm việc cách nhà ngoại tôi 3 căn. 2 người trẻ nhanh chóng bắt sóng và tình yêu này nở. Thế nhưng ba mẹ tôi phải yêu trong sự lén lút, giấu giếm vì ông ngoại tôi rất khó tính.

Ba tôi nhớ mẹ thì kiếm cớ đi mua đồ để đảo qua đảo lại nhà tôi. Còn mẹ tôi bồng con dì Hai qua gần trụ sở công an chơi (nơi đó có những miếng gạch bông rất đẹp, trẻ con rất thích). Rồi ba tôi tranh thủ đến nói chuyện với… chị họ tôi.

Trong xóm nhiều tai mắt. Có người báo "thấy thằng Dũng (ba tôi) công an nói chuyện với con Nghiêm (mẹ tôi)" nên ông ngoại cấm mẹ bén mảng đến trụ sở công an. Ba mẹ tôi chuyển qua giao tiếp bằng thư. Những cánh thư tình được gửi qua gửi lại như người xưa đi làm tình báo. Ba mẹ tôi viết thư rồi vờ đi ngang giấu vội khi thì gốc gòn, khi thì gốc vú sữa, cây rơm... mỗi ngày 1 địa điểm để qua mắt ông ngoại.

Niềm vui của ba mẹ tôi là chơi với cháu ngoại
Niềm vui của ba mẹ tôi là chơi với cháu ngoại (ảnh tác giả cung cấp)

Buổi tối, mẹ tôi và dì Năm không được ra khỏi nhà. Mỗi khi có gánh hát về diễn tại chợ là ba mẹ tôi mừng húm, vì đó là cơ hội hiếm hoi có thể hẹn hò. Thế nhưng, ông ngoại cắt cử cậu Bảy canh mẹ tôi, dì Út canh dì Năm tôi.

Cậu Bảy luôn bám sát ba mẹ tôi. Mẹ tôi cho tiền để cậu đi mua bánh, mua nước uống và dặn đi mua nước ở quán xa xa. Ba tôi hồi tưởng: “Vậy mà chẳng hiểu bằng cách nào (hay tại trong mắt người đang yêu thì thời gian qua quá nhanh) cậu Bảy con luôn quay lại rất nhanh. Thời đó yêu nhau ý tứ lắm, ba mẹ muốn nắm tay nhưng không dám. Đến khi ba có dũng khí chuẩn bị nắm tay mẹ con thì cậu Bảy xuất hiện, ba phải lảng đi chỗ khác. Có khi ba mẹ trốn cậu Bảy ra bờ sông hẹn hò. Trăng thanh gió mát, rất lãng mạn, nhưng lót dép ngồi chưa nóng chỗ thì đã nghe tiếng cậu Bảy ầm ĩ: "Tư ơi, em về trước nghen". Mẹ con phải trình diện ngay, vì cậu về mà không có mẹ con thì no đòn với ông ngoại”.

Cuối cùng ba mẹ tôi đánh bài ngửa với cậu Bảy, cho cậu tôi tiền để cậu ngó lơ 15- 30 phút. Tuy nhiên, khi bị ông ngoại khảo, cậu Bảy đã vội khai hết. Ông ngoại bắt chia tay, cấm mẹ tôi gặp, hay nói chuyện với ba.

Nhà nội nhờ người xin cưới mẹ tôi, ông ngoại không đồng ý. Ông hứa gả mẹ tôi cho một gia đình giàu có ở Tầm Pha - cách nhà ngoại 3km. Ba mẹ tôi chia tay trong nước mắt, tức tưởi. Thế rồi gần đến đám hỏi, mẹ tôi bạo gan đi "hồi" nhà trai và về thông báo với ông ngoại tôi: "Nếu ba không gả con cho anh Dũng thì con ở vậy suốt đời. Ba ép con lấy chồng thì con tự tử chết". Ông ngoại dọa đánh, cấm cửa đủ cách mẹ tôi vẫn "con chỉ ưng anh Dũng".

Trước sự quyết liệt của con gái, ông ngoại tôi đành chiều ý, gả mẹ cho ba tôi. Tưởng đã xong, nhưng tình yêu của ba mẹ tôi luôn chịu thử thách. Nhà nội tôi đi xem ngày cưới, thầy bói nói tuổi Dần và Mẹo của ba mẹ tôi... "bất sang, tuyệt mạng". Thầy còn "hù" nếu cưới thì 3 ngày sau "bà nội tôi lên bàn thờ ngồi".

Và ông thầy đưa cách giải: ngày rước dâu về nhà chồng, mẹ tôi phải đi vòng cửa sau. Cả nhà ngoại sốc khi nghe yêu cầu này. Vì quan niệm ngày xưa, những cô dâu vào nhà chồng từ cửa sau là những người mang thai trước. Mà ngày xưa, mang thai trước khi cưới là sự xấu hổ, "bôi tro trát trấu" vào cha mẹ, gia đình, dòng họ. Vốn đã không thích ba tôi, lại thêm điều này nên ngoại tôi tuyên bố "không gả!".

Ba mẹ tôi thời mới yêu nhau, lén ngoại ra tỉnh chụp hình.
Ba mẹ tôi thời mới yêu nhau, lén ngoại ra tỉnh chụp hình (ảnh tư liệu gia đình)

Mẹ tôi khóc lóc, bỏ ăn, đến mức ngoại tôi đành phải gạt sĩ diện qua một bên. Ngày cưới, cả nhà ngoại buồn, chỉ mẹ tôi vui. Thậm chí, buổi tối mẹ phải ngủ ngồi để giữ tóc búi cô dâu không bị xẹp (ngày xưa đường xa, qua phà khó khăn, nên cô dâu phải qua Long Xuyên búi tóc, trang điểm trước 1 hôm).

Mẹ kể: "Ngày xưa mẹ làm cô dâu đẹp lắm. Mẹ búi tóc thả lọn hai bên, mặc áo dài màu đỏ, khoác áo voan trắng bên ngoài, đầu đội khăn voan thướt tha và ôm bó huệ trắng. Ba con xuống rước mẹ mà cười tủm tỉm suốt. Ba mặc áo dài, cũng phong độ, đẹp trai lắm nghen". Tiếc rằng, do mẹ "đi cửa sau" nên không được chụp hình. Điều đáng tiếc nhất của mẹ trong cuộc tình với ba là không có tấm ảnh cưới nào.

Nghĩ mà thương mẹ và ngoại tôi. Mẹ đã yêu ba bằng một tình yêu to lớn, sâu đậm và chấp nhận hy sinh danh dự để được đến với nhau. Còn nhà ngoại tôi danh giá nhưng đành chấp nhận những lời trách cứ của họ hàng, vì đã "hạ mình làm sui với gia đình không môn đăng hộ đối, rồi còn chịu nhục khi để cho con gái đi cửa sau".

Thế rồi ngược với lời phán không hạp tuổi của ông thầy bói, từ khi mẹ tôi làm dâu thì nhà nội tôi liên tục ăn nên làm ra. Lúa, khoai thì trúng mùa, bò mau lớn lại có giá... và hơn 1 năm sau mẹ mới sinh tôi (1986) nên câu chuyện có bầu trước khi cưới không ai gièm pha nữa.

Mẹ tôi thì trở thành con dâu cưng của nhà nội từ bấy cho tới nay. Mẹ kể: "Sáng mẹ dậy bà nội đã mua sẳn tô hủ tiếu, trưa là có chén đậu hủ. Các chị em chồng thì không cho mẹ giặt đồ, rửa chén. Tính ra mẹ không phải làm dâu như ngoại lo, vì nhà nội quá đông".

Năm nay - tròn 40 năm ba mẹ tôi về chung nhà. Dù đã ở tuổi xế chiều, và cũng có lúc cơm không lành canh không ngọt, nhưng tình yêu của ba mẹ vẫn bền chặt. Ba tôi giữ thói quen mỗi sáng dậy sớm mua thức ăn sáng về cho mẹ. Khi mẹ đau bệnh, ba nấu cháo, bóc từng viên thuốc cho mẹ. Mẹ tôi vẫn ngày ngày chăm chút căn bếp. "Ba con thích ăn cá, ăn mắm kho", mẹ đã vì ba thay đổi cả thói quen ăn uống, sở thích.

“Mỗi người vì nhau một chút, nhịn nhau một chút, xuống nước một chút” là bí quyết để ba mẹ tôi - 2 con người khắc khẩu như nước và lửa - bên nhau hơn nửa đời người.

Nguyễn Lan

Dù thăng trầm bão giông hay nhẹ nhàng yên ả, câu chuyện tình yêu của cha mẹ luôn khiến những đứa con xúc động. Hãy kể, chia sẻ cùng Báo Phụ Nữ hành trình hạnh phúc của cha mẹ bạn...

Bài viết kèm hình ảnh có bản quyền xin gửi về địa chỉ: online@baophunu.org.vn. Tác phẩm được đăng sẽ nhận nhuận bút theo quy định của toà soạn.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.

  • Bầy vịt tháng Chạp

    Bầy vịt tháng Chạp

    13-12-2024 18:30

    Tết đến, cũng đồng nghĩa tôi sắp phải chia tay với chúng. Không ai nuôi vịt để… làm cảnh.

  • Những tấm thiệp Giáng sinh ngày ấy

    Những tấm thiệp Giáng sinh ngày ấy

    13-12-2024 09:22

    Những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa Noel nữa lại về. Tôi nhớ cái không khí lành lạnh đặc trưng và nhớ cả những tấm thiệp mừng Giáng sinh.