"Chuyện nhỏ trong lòng Chợ Lớn"

22/10/2022 - 17:28

PNO - Đó là tour du lịch được quận 6, TPHCM lên kế hoạch đưa vào khai thác dựa trên các thế mạnh đặc trưng về ẩm thực, tín ngưỡng... gắn với văn hóa người Hoa.

Sáng 22/10, UBND quận 6 giới thiệu sản phẩm du lịch Quận 6 - Chuyện nhỏ trong lòng Chợ Lớn, chương trình triển khai theo kế hoạch của UBND TPHCM là mỗi quận, huyện có ít nhất một sản phẩm du lịch đặc trưng.
Sáng 22/10, UBND quận 6 giới thiệu sản phẩm du lịch "Quận 6 - Chuyện nhỏ trong lòng Chợ Lớn", chương trình triển khai theo kế hoạch của UBND TPHCM là mỗi quận, huyện có ít nhất một sản phẩm du lịch đặc trưng.
Điểm đầu tiên trong chương trình tham quan là chùa
Bà Phan Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND TPHCM - dẫn đoàn khảo sát chương trình tour du lịch quận 6 trong buối sáng 22/10. Điểm đầu tiên là chùa Giác Hải (đường Hồng Bàng, phường 12, quận 6) - ngôi chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19, thuộc dòng Lâm Tế Thiền Tông. 
Điểm nhấn của ngôi chùa là kiến trúc độc đáo, khi chính điện có một căn nhà hình chữ nhật cổ trần cao, nền lát gạch. Trong phòng có 10 cột xi măng tròn có vẽ rồng uốn quanh, màu vàng son rực rỡ chia Chính điện thành 3 gian theo chiều dọc. Cuối gian giữa kê bàn thờ Phật. Ở đây không có một tấm bao lạm, một bức hoành phi hay một câu đối nào. Chùa Giác Hải còn giữ những pho tượng gỗ cổ như bộ tượng Ngũ Hiền (tượng Đức Phật Thích Ca và bốn vị Bồ Tát Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền), tượng Cửu Long…
Ngôi chùa là kiến trúc độc đáo với chính điện thiết kế theo hình chữ nhật cổ trần cao, nền lát gạch. Điện có 10 cột tròn lớn, được tạo hình rồng uốn quanh. Chính điện được chia thành 3 gian theo chiều dọc, gian giữa là nơi thờ Phật. 
Chùa Giác Hải còn giữ những pho tượng gỗ cổ như bộ tượng Ngũ Hiền (tượng Đức Phật Thích Ca và bốn vị Bồ Tát Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền), tượng Cửu Long…Ngày 25/6/2015 Chùa Giác Hải được UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3085/QĐ-UBND công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Chùa Giác Hải là nơi lưu giữ những pho tượng gỗ cổ như bộ tượng Ngũ Hiền (tượng Đức Phật Thích Ca và 4 vị Bồ Tát Quan Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền), tượng Cửu Long… Ngày 25/6/2015 chùa Giác Hải được UBND TPHCM công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố.
Nằm trong một con hẻm gần chùa Giác Hải, phường 12, Quận 6, TPHCM, là làng nghề làm tượng Phật có tuổi đời gần trăm năm. Đây là nơi làm ra các tác phẩm khá phong phú, đa dạng. Từ tượng Phật Thích Ca tọa tòa sen, Quán Thế Âm Bồ tát, Phổ Hiền, Di Lặc, Hộ pháp đến tượng các danh nhân… Dọc theo con hẻm 1017 Hồng Bàng hiện nay. Không khó để nhìn thấy hàng chục tượng dọc lối đi đang trong giai đoạn hoàn thành. Với đủ loại hình dáng và kích cỡ khác nhau.  Theo đó, những người thợ lành nghề nơi đây cũng miệt mài ngồi cạnh làm công đoạn tô màu, chà nhám, khắc họa chi tiết… Không khí lao động ở trong con hẻm nhỏ trở nên nhộn nhịp, sôi động.  Hiện nơi đây chỉ có hơn 10 hộ mở cơ sở đúc tượng theo kiểu cha truyền con nối, tập trung khu vực xung quanh chùa Giác Hải.
Nằm trong một con hẻm cạnh chùa Giác Hải là làng nghề làm tượng Phật có tuổi đời gần trăm năm. Đây là nơi làm ra các tác phẩm khá phong phú, đa dạng. Từ tượng Phật Thích Ca tọa tòa sen, Quán Thế Âm Bồ tát, Phổ Hiền, Di Lặc, Hộ pháp đến tượng các danh nhân… với đủ loại hình dáng và kích cỡ khác nhau. 
Theo đó, những người thợ lành nghề nơi đây cũng miệt mài ngồi cạnh làm công đoạn tô màu, chà nhám, khắc họa chi tiết… Không khí lao động ở trong con hẻm nhỏ trở nên nhộn nhịp, sôi động. Hiện nơi đây chỉ có hơn 10 hộ mở cơ sở đúc tượng theo kiểu cha truyền con nối, tập trung khu vực xung quanh chùa Giác Hải.
Hàng ngày, những người thợ lành nghề nơi đây miệt mài với công đoạn tô màu, chà nhám, khắc họa chi tiết… Không khí lao động ở trong con hẻm nhỏ luôn nhộn nhịp, sôi động. Hiện nơi đây chỉ có hơn 10 hộ mở cơ sở đúc tượng theo kiểu cha truyền con nối, tập trung khu vực xung quanh chùa Giác Hải.
Theo người dân ở đây, mỗi bức tượng có kích thước nhỏ như trong ảnh phải làm từ 7-10 ngày để hoàn thành, hiện chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách.
Theo người dân ở đây, mỗi bức tượng có kích thước nhỏ như trong ảnh cũng phải làm từ 7-10 ngày để hoàn thành. Các hộ hiện chỉ làm theo đơn đặt hàng của khách.
Đoàn tiếp tục tham quan Thảo Đường Thiền Tự (184 Trần Văn Kiểu phường 10 quận 6) khánh thành năm 2019 với diện tích lên đến 10.000m2. Ngôi chùa mang đậm lối kiến trúc Trung Hoa kết hợp với nét văn hóa Việt Nam tạo nên một công trình vô cùng giá trị về thẩm mỹ và kiến trúc đối với cộng động người Hoa
Thảo Đường Thiền Tự (184 Trần Văn Kiểu phường 10) là điểm tiếp theo trong tour khám phá quận 6. Ngôi chùa khánh thành năm 2019 với diện tích lên đến 10.000m2 mang đậm lối kiến trúc Trung Hoa kết hợp với nét văn hóa Việt Nam, tạo nên một công trình vô cùng giá trị về thẩm mỹ và kiến trúc đối với cộng đồng người Hoa.
Mỗi ngày, chùa sinh hoạt cúng lễ bốn lần, tụng kinh bằng tiếng Triều Châu. Đa số Phật tử lui tới chùa là người Hoa. Vào các ngày mồng Một và Rằm, chùa cũng tổ chức lễ cầu an, cầu siêu cho Phật tử. Trong các lễ vật đem đến cúng, ngoài hoa quả, các loại bánh (pha cú, bánh tiêu…) còn có các loại giấy vàng bạc xếp thành hình ống, chất lên đĩa thành tháp 7 tầng để dành cúng Phật, tượng trưng cho ngôi vị của 7 đức Như Lai. Số lễ vật mang đến cúng xong, người chủ mang một ít về, gọi là lấy lộc về nhà. (Trong ảnh: người dân, du khách thích thú chụp ảnh tại  Đường Thiền Tự)
Mỗi ngày, chùa thực hành nghi lễ 4 lần, tụng kinh bằng tiếng Triều Châu. Đa số Phật tử lui tới chùa là người Hoa. Vào các ngày mùng Một và Rằm, chùa cũng tổ chức lễ cầu an, cầu siêu cho Phật tử. Trong các lễ vật đem đến cúng, ngoài hoa quả, các loại bánh (pha cú, bánh tiêu…) còn có các loại giấy vàng bạc xếp thành hình ống, chất lên đĩa thành tháp 7 tầng để cúng Phật, tượng trưng cho ngôi vị của 7 đức Như Lai. Số lễ vật mang đến cúng xong, người chủ mang một ít về, gọi là lấy lộc về nhà. (Trong ảnh: người dân, du khách thích thú chụp ảnh trước cổng Thảo Đường Thiền Tự)
Tiếp theo đoàn tham quan một số điểm du lịch đặc trưng của quận 6 như Nhà truyền thống cách mạng người Hoa trên đường Phạm Văn Chí, chợ Bình Tây trên đường Tháp Mười,... (Trong ảnh là Nhà truyền thống cách mạng người Hoa trên đường Phạm Văn Chí, Ngồi nhà là nơi lưu giữ lại quá khứ khoảng thời gian gắn bó, sát cánh của đồng báo người Hoa Thành phố cùng Đảng bộ, chiến sĩ nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ bảo vệ tổ quốc, tạo nên mùa xuân lịch sử năm 1975.
Đoàn tham quan một số điểm du lịch đặc trưng của quận 6 như Nhà truyền thống cách mạng người Hoa (số 91 Phạm Văn Chí - ngôi nhà là nơi lưu giữ quá khứ khoảng thời gian gắn bó, sát cánh của đồng bào người Hoa tại Thành phố cùng Đảng bộ, chiến sĩ nhân dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ bảo vệ tổ quốc), chợ Bình Tây trên đường Tháp Mười... 
Ở mỗi điểm tham quan, đoàn sẽ được nghe thuyết mình về điểm đến, những câu chuyện gắn với văn hóa, lịch sử hình thành để từ đ
Ở mỗi điểm tham quan, đoàn sẽ được nghe thuyết minh về điểm đến, lồng ghép những câu chuyện gắn với văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển của khu vực quận 6, văn hóa người Hoa tại TPHCM. Để các đơn vị, đặc biệt là doanh nghiệp du lịch, lữ hành tại TPHCM có những chất liệu thiết kế các sản phẩm du lịch phù hợp.
Khu vực thờ ông Quách Đàm, người có công xây dựng chợ Bình Tây.
Khu vực thờ ông Quách Đàm, người có công xây dựng chợ Bình Tây.
Ngoài những tham quan gắn với văn hóa, lịch sử thì ẩm thực người hoa tại quận 6 cũng
Ngoài văn hóa, lịch sử thì ẩm thực người Hoa tại quận 6 cũng góp phần tạo nên sự đặc trưng văn hóa cho khu vực này.
Trong thực đơn thiết đãi thực khách tham gia tour, quận 6 giới thiệu nhiều món ăn đặc trưng như phật nhảy tường, măng biển sốt, chè môn bát bửu, trà bửu lỉ,... (Trong ảnh: món chè môn bát bửu với nguyên liệu chính là khoai môn t
Trong thực đơn thiết đãi thực khách tham gia tour, quận 6 giới thiệu nhiều món ăn đặc trưng như: phật nhảy tường (ảnh) - món ăn nổi tiếng của người Phúc Kiến, Trung Quốc với lịch sử tồn tại hơn 200 năm, chế biến từ  bào ngư, hải sâm gai, bong bóng cá, vi cá, sò điệp Nhật, gân heo, nhân sâm...  được tiềm và chưng cách thủy trong vòng 3 ngày 3 đêm - và măng biển sốt, chè môn bát bửu, trà bửu lỉ... 
Hay món chè bát bửu nhân khoai môn tẩm mỡ heo ăn cùng kỷ tử, táo tào giúp gia tăng hương vị bùi béo khi cho vào miệng.
Món chè bát bửu nhân khoai môn ướp với mỡ heo ăn cùng kỷ tử, táo tàu giúp gia tăng hương vị bùi béo...
Bà Lê Thị Thanh Thảo - Chủ tịch UBND quận 6 cho rằng, để khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế về di tích, ẩm thực, vui chơi, các địa điểm có lịch sử lâu đời, lịch sử gắn liền với người Việt và người Hoa đặc trưng của quận, Quận 6 đã rà soát hệ thống các tài nguyên du lịch để có phương án kết nối, xây dựng tour tuyến du lịch, phối hợp với đơn vị lữ hành khai thác một số tài nguyên để hình thành tour du lịch trên địa bàn quận. Tour “Quận 6 – Chuyện nhỏ trong lòng chợ Lớn” là chuyến đi nhằm tham quan các điểm văn hoá, có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ về các địa điểm có lịch sử lâu đời mà còn là địa điểm tham quan vui chơi và thưởng thức ẩm thực người Hoa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về các dịch vụ tham quan, trải nghiệm cho khách du lịch., bà Thảo cho hay.
Được biết, tour quận 6 đang được một đơn vị lữ hành khai thác với giá 849.000 đồng/khách. Tour kéo dài cả ngày, có thêm các hoạt động như tham gia workshop vẽ tranh Arylic. Bà Lê Thị Thanh Thảo - Chủ tịch UBND quận 6 cho rằng, để khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế về di tích, ẩm thực, vui chơi... quận 6 đã rà soát hệ thống các tài nguyên du lịch để có phương án kết nối, xây dựng tour tuyến du lịch, phối hợp với đơn vị lữ hành để hình thành tour du lịch trên địa bàn quận.

Quốc Thái

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=