Chuyện làm dâu xa ở hòn đảo thiếu phụ nữ

01/05/2017 - 06:00

PNO - Vì Quần đảo Faroe cực kỳ thiếu phụ nữ, đàn ông địa phương phải kiếm vợ từ Thái Lan và Philippines. Nhưng liệu những cô dâu từ vùng nhiệt đới có thích nghi với quần đảo ôn đới đầy gió?

Khi Athaya Slaetalid rời quê nhà Thái Lan để cùng chồng sang Quần đảo Faroe, nơi mùa đông kéo dài sáu tháng, cô chỉ biết ngồi bên cạnh lò sưởi suốt ngày:

“Mọi người bảo tôi đi ra ngoài hít thở khí trời, nhưng tôi chỉ trả lời rằng hãy để tôi yên, tôi rất lạnh,” Athaya nhớ lại. Cô đã gặp chồng, Jan khi anh làm việc ở Thái Lan.

Chuyen lam dau xa o hon dao thieu phu nu
Vùng quần đảo nằm gần cực Bắc luôn trong tình trạng "khát vợ" vì chênh lệch giới tính

Jan biết trước rằng việc đưa vợ mình đến với nền văn hoá, thời tiết và phong cảnh quê anh sẽ là một thách thức.“Tôi hơi lo lắng, bởi vì mọi thứ cô ấy để lại và những thứ cô ấy đón nhận đều trái ngược nhau. Nhưng tôi hiểu Athaya, cô ấy sẽ ứng phó tốt,” anh Jan khẳng định.

Chuyen lam dau xa o hon dao thieu phu nu
Athaya sống cùng chồng và con trai tại vịnh. Cô đã thay đổi rất nhiều để thích nghi với cuộc sống nơi xứ lạ

Hiện có hơn 300 phụ nữ Thái Lan và Philipin sống ở Faro. Tuy không quá nhiều, nhưng trong cộng đồng 50.000 người, họ vẫn là dân tộc thiểu số đông nhất trên 18 hòn đảo nằm giữa Na Uy và Iceland.

Trong những năm gần đây, Faro trải qua sự suy giảm dân số do những người trẻ tuổi bỏ đi và không trở lại. Phụ nữ trong vùng thường chọn định cư ở nước ngoài.

Theo Thủ tướng Axel Johannesen, Faro có mức "thâm hụt giới tính" vào khoảng 2.000 phụ nữ.

Điều này khiến những người đàn ông Farao vượt qua đại dương để đến châu Á tìm kiếm tình yêu đích thực.

Các cặp vợ chồng quen biết qua mạng internet, các trang web hẹn hò thương mại, mạng xã hội hoặc do các cặp đôi Á – Âu giới thiệu.

Đối với những người mới đến, cú sốc văn hoá dường như là rào cản lớn nhất.

Chuyen lam dau xa o hon dao thieu phu nu
Quần đảo thanh bình có dân số chỉ khoảng 50.000 người và các cô dâu châu Á là dân tộc thiểu số đông nhất tại đây

Dù là một phần của Vương quốc Đan Mạch, Faro có ngôn ngữ riêng của họ (có nguồn gốc từ tiếng Na Uy cổ) và một nền văn hoá rất đặc biệt.

Thịt cá hun khói, cá hồi khô, thịt cá voi và thỉnh thoảng cá mập là nét điển hình của ẩm thực nơi đây, hoàn toàn không có các loại thảo mộc truyền thống và gia vị châu Á.

Dù đảo không lạnh giá như Iceland lân cận, một ngày hè “oi bức” là khi nhiệt độ lên đến 16 ° C.

Athaya hiện kinh doanh nhà hàng ở Torshavn, thủ đô của xứ Faroese. Cô và Jan cùng vun đắp một tổ ấm bên bờ biển, bao quanh bởi những ngọn núi.

“Sau khi sinh con trai Jacob, tôi ở nhà cả ngày và không ai nói chuyện với ai. Các dân làng khác đều lớn tuổi và hầu hết không nói được tiếng Anh. Không có đứa trẻ nào để Jacob cùng chơi đùa,” Athaya nhớ lại.

Nhưng sau đó, khi Jacob bắt đầu học mẫu giáo, Athaya khởi nghiệp và gặp gỡ các phụ nữ Thái khác. Điều đó giúp mang lại cho cô hương vị quê nhà.

Krongrak Jokladal cũng cảm thấy bị cô lập lúc vừa đến đảo. Chồng cô, Trondur là một thuỷ thủ và thường đi xa nhà vài tháng một lần.

Chuyen lam dau xa o hon dao thieu phu nu
Krongrak Jokladal đi nửa vòng Trái Đất để tìm kiếm tình yêu và thực hiện mơ ước của mình

Cô mở tiệm xoa bóp kiểu Thái ở trung tâm của Torshavn. Mặc dù bố mẹ chồng giúp đỡ chăm sóc cháu, điều hành kinh doanh luôn khiến cô bận rộn.

Trước đây, Krongrak là người đứng đầu bộ phận kế toán của chính quyền địa phương tại Thái Lan. Nhưng ước mơ lớn nhất của cô lại là điều hành công việc kinh doanh của riêng mình.

Ngay cả đối với nhiều phụ nữ Á Châu có trình độ học vấn cao ở Faro, rào cản ngôn ngữ buộc họ phải làm việc ở mức độ thấp hơn.

Axel Johannesen, thủ tướng, nói rằng giúp đỡ những người mới vượt qua được điều này là điều mà chính phủ coi trọng.

Ông nói: “Các phụ nữ Châu Á đã tham gia rất tích cực trong thị trường lao động. Một trong những ưu tiên của chúng tôi là giúp họ học tiếng Farao, thông qua các lớp học ngôn ngữ miễn phí”.

Kristjan Arnason nhớ lại nỗ lực mà vợ của ông, Bunlom, đến Faro từ Thái Lan vào năm 2002 dành cho việc học ngôn ngữ: “Sau một ngày dài làm việc, cô ấy luôn ngồi đọc từ điển Anh-Faeroese với quyết tâm phi thường”.

Bunlom từng nói với Kristjan rằng nếu gia đình về đây, anh ấy phải tìm cho cô một công việc. Kết quả, Bunlom làm tại một khách sạn nên phải học cách nói chuyện với khách”.

Chuyen lam dau xa o hon dao thieu phu nu
Kristjan giữ đúng lời hứa tìm một công việc cho vợ, Bunlom. Nhờ yêu cầu công việc, Bunlom nhanh chóng thành thạo ngôn ngữ địa phương.

Trong thời đại khi di dân trở thành chủ đề nhạy cảm tại nhiều nơi ở Châu Âu, xã hội ở quần đảo lại luôn thân thiện với những người ngoại quốc.

Athaya Slaetalid kể rằng một số người bạn Thái Lan đã hỏi tại sao cô không rời ngôi làng nhỏ của mình và di chuyển đến thủ đô, nơi gần 40% cư dân đảo Faroe hiện đang sinh sống và Jacob sẽ có thêm bạn bè ở đó.

Nhưng Athaya không phải dọn đi. Cô hạnh phúc ở ngôi làng nhỏ, nơi không chỉ giúp cô hòa nhập mà còn tạo ra một cuộc sống mới cho cả gia đình.

Hàng ngày, Jacob chơi đùa cạnh bãi biển, thích thú ngắm từng đàn cừu dạo chơi trên các ngọn núi xung quanh, Ông bà nội của cậu bé cũng sống gần đó.

Chuyen lam dau xa o hon dao thieu phu nu
Vùng đất thanh bình là điều giữ chân những cô dâu xa xứ

Hoàn toàn không có ô nhiễm và tội phạm, có thể nói đây là thiên đường để một đứa trẻ lớn lên.

Ngọc Hạ (Theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI