Chuyện ghi ở “tâm dịch” Sơn Lôi: Việc của mình là xanh

29/02/2020 - 09:32

PNO - “Trải qua những ngày cuộc sống như chùng lại, giao tiếp bị thu hẹp, công việc trì trệ ít nhiều... người ta mới nhận ra giá trị của những ngày-bình-thường trước đó. Cũng vì thế, chúng tôi rất tự giác phối hợp với các cơ quan chức năng để nghiêm túc thực hiện công tác chống dịch, mong cho tất cả sớm qua đi”.

Đó là lời của cô gái có cái tên dễ thương Trịnh Thanh Thanh (thôn Chợ Nội, xã Tam Hợp, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) khi kể về “mùa Tết corona” của mình.

Sống tại Bình Xuyên, làm việc tại Sơn Lôi, công ty là doanh nghiệp Trung Quốc, chừng ấy dữ liệu thôi, dù không ai nói ra, song đó là một “combo” khá nhạy cảm giữa mùa dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra. Nhưng, Thanh chỉ nhắc đến những thông tin ấy như một chi tiết hài hước. Em bảo: “Lúc đầu thì cũng lo lắng về những trường hợp xấu xảy ra với mình và gia đình. Nhưng thời gian qua, được tận mắt chứng kiến công tác khống chế dịch, em đã yên tâm hơn rất nhiều”.

Ảnh do công ty Bảo hiểm Viễn Đông cung cấp
Ảnh do công ty Bảo hiểm Viễn Đông cung cấp

Cái Tết đặc biệt 

Thanh kể, khi thông tin về những bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam nhiễm virus corona là người Bình Xuyên lan ra, ai cũng thấy hoang mang, lo lắng.

Nỗi lo ấy càng gia tăng khi đường làng, lối xóm xuất hiện ngày càng nhiều lực lượng chức năng và nhân viên y tế đổ về đây chống dịch, khoanh vùng và cách ly khu vực có dịch tại xã Sơn Lôi. Màu trắng của những bộ đồ bảo hộ, của vôi quét, của những không gian y tế dã chiến dựng lên mang đến áp lực vô hình. 

Những cuộc điện thoại, tin nhắn cho bạn bè trong vùng “khoanh dịch” là những câu chuyện về ngày đo thân nhiệt mấy lần, sát trùng sát khuẩn khắp nơi…

Qua những ngày đầu nặng nề đó, không thêm người lây nhiễm, mọi người vẫn mạnh khỏe và dần thấy yên tâm hơn. Tất cả động viên nhau, coi như đây là một cái Tết dài hơn Tết khác…

“Thanh niên cứng” vùng tâm dịch

Thu nhập giảm, chỉ còn được hưởng 70% lương; hàng hóa phục vụ công việc khan hiếm do hạn chế thông quan; ít gặp bạn bè, đồng nghiệp vì đa số họ đều trên địa bàn Sơn Lôi…; nhưng cô gái trẻ không buồn, vẫn cập nhật những status yêu đời lên Facebook. Đặc biệt, thay vì than thở và lo lắng, Thanh đã chọn cách rất văn minh để hạn chế rủi ro cho bản thân. 

“Thanh niên nằm ở vùng tâm dịch. Đã có mua bảo hiểm. Ai bảo em sợ chết em cũng kệ. Chỉ 200k, ăn quà cũng hết. Ai cần cứ bảo em, em mua giúp…” – đó là dòng trạng thái đăng kèm Giấy chứng nhận bảo hiểm Corona Care mà cô cập nhật trên tài khoản Zalo của mình.

Biết đến gói bảo hiểm Corona Care mua qua app LIAN 247 trên điện thoại, cô gái không chỉ mua cho bản thân mà còn mua cho gia đình và tặng những bạn bè thân quý trong vùng cách ly xã Sơn Lôi.

Thanh cho biết: “Em vốn có vài gói bảo hiểm tự nguyện khác nhau và nhận được tin nhắn của họ là nếu nhiễm virus corona sẽ nhận được bồi thường. Trong đó, gói bảo hiểm Corona Care mua chỉ 200 ngàn đồng/người/năm mà quyền lợi chi trả bồi thường cao nhất lên đến 100 triệu đồng. Mua lại dễ dàng, nhanh gọn. Nên em đã mua khoảng 7-8 gói bảo hiểm Corona Care, như những món quà thiết thực tặng mọi người”.

Theo cô, dịch bệnh là điều không ai muốn đến với bản thân. Nhưng thay vì lo lắng vô ích, nếu “lận lưng” một vài sản phẩm bảo hiểm sẽ thấy yên tâm hơn.

“Em nghĩ, các cơ quan chức năng vất vả phòng chống dịch, căng mình trực nơi các chốt, trạm… Mình là người dân không có chuyên môn y tế, thì việc tuân thủ các quy định, tự chăm lo sức khỏe mình và gia đình, không gây hoang mang lo lắng… là đã góp một phần đẩy lùi dịch rồi. Giống như một câu thơ “Mình chỉ là chiếc lá/ Việc của mình là xanh”, thế là đã có ích cho cuộc đời rồi”, Thanh Thanh cười tươi tắn.

Quả thực, nhờ những “chiếc lá” như thế, mà bức tranh xám của mùa dịch đang ngày một sáng màu, lạc quan hơn.   

Hạnh Châu

 

Được tài trợ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI