Chuyên đề Người trẻ và lý tưởng sống: Tin ở "mùa gặt"

30/04/2016 - 07:00

PNO - Những người đang chê trách giới trẻ, bản thân họ đã hiểu đủ, làm đúng chưa? Hay họ chỉ luyến tiếc và lý tưởng hóa quá khứ?

Đừng dựa trên những biểu hiện thiếu thuyết phục mà vội kết tội giới trẻ thờ ơ, xao lãng với thời cuộc, chạy theo lối sống thực dụng, xa rời lý tưởng, không hướng đến phụng sự đất nước. Không nên nhìn thế hệ trẻ như cái gì nhất phiến, ngay tảng đá cũng có mặt này mặt kia, có chỗ lõm - lồi, rắn - rạn... Những người đang chê trách giới trẻ, bản thân họ đã hiểu đủ, làm đúng chưa? Hay họ chỉ luyến tiếc và lý tưởng hóa quá khứ?

Theo tôi, người trẻ không xao lãng, có chăng chỉ là họ quan tâm những chuyện khác thế hệ trước. Đó là điều bình thường vì thế giới quan, thái độ sống, chọn lựa của mỗi người phụ thuộc nhiều vào thông tin họ tiếp nhận, môi trường họ sống, thực tế họ trải nghiệm và còn do giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội hay phẩm chất riêng, không ai giống ai.

Chuyen de Nguoi tre va ly tuong song: Tin o
Tiến sĩ Bùi Trân Phượng trò chuyện cùng sinh viên

Trẻ em, em có quyền... vô tư?

Vì sao thời thanh thiếu niên, tôi ước mơ “tham gia cách mạng”? Mấy tuổi đầu, tôi đã xem những tiết mục văn nghệ như thỏ chống hùm với đàn thỏ hiền lành đang vui đùa nhảy múa, tự nhiên có con hùm nhảy vào ăn thịt một bạn, thế là đàn thỏ đau thương uất hận, đoàn kết chống lại, đánh đuổi hùm.

Vài tháng sau đó, hay tin dữ: một chị đó ng trong tiết mục này bị bắt, tra tấn. Rồi khi tôi 10 tuổi, ba tôi bị tù đày vì tham gia kháng chiến. Xót thương, mất mát, phẫn nộ, thử hỏi tôi còn có thể đứng về phía nào? Các em đang sống trong thời bình, không thể lấy khuôn thước thời xưa để đòi hỏi các em phải sục sôi ý chí chống xâm lược được. Các em chơi trò ghép mặt vào bộ quân phục Hàn, khoe hình trên facebook không có nghĩa là không yêu nước, ném đá vào lịch sử đau thương hay mất niềm tự hào dân tộc. Không liên quan!

Nếu đặt trường hợp này với chính con em của tôi thì hẳn nhiên, tôi không thích con em tôi xem dạng phim đại chúng rẻ tiền, làm những trò vớ vẩn, không có ý nghĩa, mất thời giờ. Vấn đề là nội dung, hành xử vớ vẩn chứ không phải ở phim Hàn hay phim Việt, ở lính Hàn có từng sang đánh ta không. Trong thời buổi hòa bình, không có phận sự gì mà người trẻ khoác quân phục chỉ để chụp hình, dù là quân phục nước nhà thì có gì hay ho? Không đáng thần tượng mà người trẻ vẫn thần tượng vì họ không có lý tưởng tốt đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Đó là sự nghèo nàn của hiểu biết, trí tuệ. Nghèo ấy không chỉ lỗi ở người trẻ, mà phải chăng còn do người lớn không đem lại giá trị phong phú cho con em, chỉ chăm chắm lo cho chúng giàu có về vật chất?

Tại sao một bộ phận thanh niên có thái độ, hành động vô tư, bàng quan trước diễn biến của thời cuộc, dòng chảy cuồn cuộn của cuộc sống, gì họ cũng “không biết, không liên quan”? Do hoàn cảnh hậu chiến, cha mẹ từng bị mất mát, đau thương, chia cách… nên khi có điều kiện thì muốn bù đắp cho con. Được chăm sóc kỹ càng, bảo bọc thái quá, từ nhỏ tới lớn, con chưa hề biết cực khổ. Rảnh, tự nhiên người trẻ tìm thú vui vô tư. Để thay đổi, nên bắt đầu từ người lớn sống có trách nhiệm và yêu cầu con em mình chia sẻ trách nhiệm. Sao con không phụ làm việc nhà? Sao học sinh, sinh viên không suy nghĩ, hiến kế trước vấn đề đồng bằng sông Cửu Long khô hạn, hay chí ít là theo dõi, chia sẻ ưu tư?

Cha mẹ không thể làm thay, làm hết, rồi bảo con phải hiểu giá trị của lao động. Cha mẹ chọn áo mặc, chọn thức ăn, chọn lớp chọn trường, chọn ngành học, gán ghép hoài bão, thậm chí cò n quyết định hôn nhân cho con, thử hỏi làm sao người trẻ có trách nhiệm với đất nước được khi tự chịu trách nhiệm với chính cuộc đời mình còn chưa xong? Không thể gieo một đằng, gặt một nẻo. Phụ huynh có tự hỏi mình hiện vẫn đang sống trách nhiệm với đất nước không? Những tặng thưởng lấp lánh anh được nhận vì công trạng thời chiến không lòe được con khi hằng ngày trong hiện tại, nó chứng kiến anh tham ô, hối lộ, vơ vét, tư lợi, đổi trắng thay đen.

Cha mẹ tận dụng những năm tháng đầu đời để trang bị vững vàng, đầy đủ thì về sau con ít nguy cơ nhiễm cái xấu ở ngoài đời. Tuổi trẻ có nhiều điều hay, lợi thế nhưng cũng có nhược điểm do ít trải nghiệm, dễ bị cám dỗ bởi bề nổi, thực dụng. Hành động gian manh, xảo trá, lọc lừa trong xã hội mà trẻ thường xuyên mắt thấy tai nghe liệu có dạy trẻ rằng “lắm tiền là tất thắng”? Rồi vì đâu người trẻ vọng ngoại, vì đâu con gái ước mơ lấy chàng hoàng tử để sung sướng tấm thân? Tất cả là phản ứng, là đáp án được nhiều người xem là “khôn ngoan” trong xã hội. Đừng chỉ trách người trẻ suy tôn vật chất, sống ích kỷ, thực dụng.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI