Chuyên đề Người trẻ và lý tưởng sống: Họ đang đi lạc?

30/04/2016 - 06:52

PNO - “Họ đang đi lạc” là cảm giác chung của xã hội này với giới trẻ. Tại sao lại đi lạc, khi có gia đình, nhà trường, xã hội sát cánh mỗi ngày?

Xưa nay, bất chấp cái vời vợi muôn đời của khoảng cách thế hệ, cuộc đối thoại kinh điển của tiền bối với hậu sinh thường là câu chuyện đất nước, dân tộc; câu chuyện lý tưởng sống. Nhưng bây giờ, người ta gần như không tìm thấy đề tài nào có thể đối thoại với con cái, với học trò. Trong bao nhiêu câu chuyện khiến bạn trẻ quan tâm, phát cuồng, tuyệt nhiên không một phát lộ nào về lòng yêu nước, về lý tưởng. Lẽ nào, tinh thần sống, từng thiết thân như máu thịt của thế hệ trước đã thực sự phôi phai, đến nỗi trở thành một “khác biệt thế hệ” của hôm nay?

Quá khứ vô ích?

Cuộc “bất hòa thế hệ” sôi nổi và mới mẻ nhất, là câu chuyện xoay quanh một bộ phim Hàn đình đám. Khi chỉ vài tập đầu của bộ phim có nội dung ca ngợi vẻ đẹp, sự lãng mạn của những người lính Hàn Quốc đăng tải trên mạng, người trẻ trên các trang mạng xã hội sôi sục phong trào ghép mặt vào bộ quân phục xứ Hàn, đồng loạt thay hình đại diện trên facebook; những “thần tượng trẻ” của làng giải trí Việt thu hút chục ngàn like bằng việc dùng ứng dụng ghép mặt nóng sốt đó.

Trong cơn sóng ấy, một nhà báo đăng trên trang cá nhân của mình bài viết công phu về đoạn sử Việt liên quan đến quân đội Hàn Quốc, phân tích những phản ứng tâm lý các bạn có thể vô tình gây nên cho thế hệ trước vì trò vui vô tình đó. Cuối bài viết, anh nhấn mạnh rằng mình không lên án bộ phim, cũng không nhằm vào sở thích của bạn trẻ, anh chỉ viết để cung cấp kiến thức nhằm giúp người trẻ có điều kiện hiểu biết mà ứng xử đúng mực với lịch sử.

Ngoài bao lời cảm ơn, bao lượt chia sẻ của những người đồng quan điểm, như minh chứng cho số phận của những lời cảnh tỉnh vẫn thấy trên mạng xã hội, bài viết lập tức bị vô số người trẻ “ném đá ”. Bằng những phân tích cặn kẽ, họ diễn đạt sống động giá trị thẩm mỹ, nhân văn của bộ phim. Họ đi đến phân tích vấn đề triết lý muôn đời của... nghệ thuật, rằng “có nên phán xét việc thưởng thức điện ảnh bằng lăng kính của lịch sử, chính trị, xã hội học?”.

Chuyen de Nguoi tre va ly tuong song: Ho dang di lac?
Ảnh mang tính minh họa: Internet

Như có một chiếc cầu đã được bắc lên (mà thực chất là một sự đánh tráo khái niệm) trong lý lẽ này, họ tranh luận về câu chuyện giải trí - lịch sử. Và trên quan điểm giải trí, mọi câu chuyện lịch sử, mọi phân tích mang tính xã hội liên quan đều trở thành một sự “mở rộng vấn đề ” sai lệch, trầm trọng hóa, và … dở hơi. Nhiều người trẻ khẳng định, bài viết của nhà báo chỉ có thể làm bộ phim trở nên nổi tiếng hơn, và việc “phải nhớ đến lịch sử khi xem phim” là quá phiền phức. “Sâu sắc” hơn, nhiều bạn đặt vấn đề: “Tại sao phải ca hoài bài ca lịch sử?”.

Cứ thế, trong khi người lớn thiết tha truyền đạt những nhận thức về lịch sử, thời cuộc, dân tộc, thậm chí là những diễn giải cặn kẽ về ký ức đớn đau của đồng bào thì phần đông giới trẻ vẫn thờ ơ, vô cảm. Nhưng dường như, sự “lệch pha” này không còn là biểu hiện thông thường của khoảng cách thế hệ.

Là giáo viên dạy văn của một trường chuyên ở TP.HCM, thừa hiểu rằng sự khác biệt trong lối sống của giới trẻ là chuyện “quá thường”, nhưng mỗi lúc vô tình được “nếm mùi”, chị Trần Phương Thuý (Q.9, TP.HCM) vẫn hụt hẫng, ngỡ ngàng. Theo chị, ở trường cấp III, chuyện học trò cắm cúi làm bài tập tiếng Anh, hoặc lén đeo tai nghe nhạc khi cô giáo đang say sưa giảng về “Lịch sử chữ quốc ngữ” là bình thường.

Thậm chí, trong một bài kiểm tra, khi ra đề “Hãy viết về giấc mơ của em”, cô giáo Phương Thuý một phen “té ngửa” trước điều ước “trở thành công dân Canada” của một học sinh giỏi. Khi được hỏi về những điều đó, những người trẻ thành thật đặt vấn đề: “Lịch sử chữ quốc ngữ không có trong nội dung phỏng vấn xin học bổng du học của em”, “Em cần học tiếng Anh để thi IELTS”, hay, “Tại sao em lại không thể trưởng thành ở một nơi giàu có, hiện đại?”.

Mọi giấc mơ đều chính đáng. Những lựa chọn cũng chính đáng theo một cách nào đó. Nhưng vẫn khiến những giáo viên văn, sử phải trằn trọc. Những bài học họ vẫn miệt mài truyền đạt mỗi ngày liệu có nghĩa lý gì với những người trẻ đang “cuống cuồng hội nhập”; rồi lớp học trò đang ôm mộng trở thành công dân quốc tế, hay thậm chí là công dân của một quốc gia phát triển nào đó. Họ sẽ lấy gì làm hành trang để “hội nhập” khi không kịp tiếp nhận giá trị, nét đẹp nào từ đất nước đã sinh ra mình?

Vì trẻ nên... ngoài cuộc

Không còn là câu chuyện bất đồng quan điểm hay “khoảng cách thế hệ”, vấn đề được đặt ra là “bước nhảy” khổng lồ trong mục đích sống của một bộ phận giới trẻ.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI