Chuyên đề "cha mẹ" bất đắc dĩ: Nuôi cháu - thách thức của người già

23/03/2016 - 13:50

PNO - Thông thường 10 cặp vợ chồng ly hôn có đến chín cặp gửi con cho ông bà. Bất đắc dĩ làm cha mẹ của cháu là điều không ông bà nào muốn.

Chuyen de
Ảnh mang tính minh họa - shutterstock

Bởi việc chăm sóc một đứa trẻ vất vả đã đành, để dạy dỗ chúng nên người lại càng khó khăn hơn. Chưa kể những đứa trẻ này ít nhiều bị tổn thương tinh thần rất dễ nổi loạn. Nuôi dạy cháu trong trường hợp này là thách thức đối với ông bà.

Bất lực!

Chồng mất để lại cho bà Nguyễn Hồng Lam (Q.7, TP.HCM) ba đứa con nhỏ dại. Bà bồng bế các con về sống tạm nhà mẹ ruột, tảo tần với gánh hủ tíu nuôi con. Bà ngoại hơn ba mươi năm nhọc nhằn vì con, chưa được nghỉ ngơi thì lại gánh lên vai bầy cháu nheo nhóc. Từ vợ chồng con trai cơm không lành canh không ngọt, đến gia đình con gái tan đàn sẻ nghé. Con dâu bỏ đi để lại hai đứa cháu nội cho bà nuôi dưỡng. Con gái cũng giao con lại cho bà.

Năm bà cháu chen chúc trong căn hộ chung cư cũ nát, chật chội. Bà tiếp tục quẩy gánh hủ tíu nuôi cháu, nghèo khó nhưng bà cố gắng cho các cháu được đến trường. Nhưng trong bốn đứa cháu nội ngoại chỉ có T.A. ngoan hiền, chịu khó học hành lại biết phụ việc nhà cửa, còn lại đứa nào cũng ham chơi, ương ngạnh. Bà vì thương các cháu xa cha thiếu mẹ mà không nỡ nặng nhẹ, đánh mắng, lại thêm bận rộn buôn bán nên cũng không có nhiề u thời gian gần gũi các cháu.

Đang học cấp II thì hai đứa cháu nội bỏ học theo bạn bè bê tha, tập tành hút thuốc, uống rượu. Nhiều đêm bà lang thang khắp các tiệm net tìm cháu, nghe ở đâu có đánh nhau bà lại giật mình vì sợ có chúng tham gia. Bà khuyên nhủ hết lời, cháu vẫn phớt lờ, hư hỏng. Thương cháu nhưng bà đành bất lực nhìn chúng buông xuôi đời mình. Bà giận cháu thì ít mà giận cha mẹ chúng thì nhiều. Nhiều lần bà gọi con trai, con dâu về khuyên nhủ chúng nhưng người nào cũng bận rộn với cuộc sống riêng, chẳng ngó ngàng gì đến bà cháu. Vậy mà khi nghe tin hai con bỏ học, con dâu trách móc bà không lo cho cháu.

Bất lực trước cảnh hai đứa cháu nội hư hỏng, còn có anh em T.A. làm niềm an ủi cho bà, thì bất ngờ đứa cháu gái cũng đòi bỏ học. Nó nằng nặc đi làm kiếm tiền phụ ngoại nuôi anh, nhưng tiền không thấy đem về chỉ thấy nó ăn xài chưng diện. Bà la mắng, nó dọa bỏ nhà đi, bà gọi con gái về, mẹ con gặp nhau cãi vã, lòng bà thêm tan nát. Còn T.A., đứa cháu mà bà hy vọng nhất cũng vừa bỏ học đi làm bảo vệ dù chỉ còn vài ba tháng nữa tốt nghiệp. Lo cháu ham kiếm tiền sớm sẽ hư hỏng, bà tìm cách kéo nó về, còn kêu bán cả nhà để lấy tiền cho nó ăn học nhưng T.A. kiên quyết không trở lại trường.

Hơn mười năm nuôi cháu, lưng bà Lam còng thêm vì những nỗi lo toan, tiền ăn, tiền học, thêm ốm đau bệnh tật của các cháu lấy đi hết sức lực của bà. Cả con trai lẫn con gái không ai phụ bà một đồng nuôi cháu, họ đặt hết gánh nặng lên đôi vai gầy của bà. Thế nhưng sự hy sinh của bà lại không được đền đáp, bởi chúng ngày càng dở chứng.

Bà Lam nức nở: “Mỗi lần tôi khuyên bảo, chúng trả lời như tát nước vào mặt “cha mẹ tôi không lo thì thôi, nội lo làm gì?”. Giận quá tôi méc thì ba nó quát “bỏ mặc nó đi”, nhưng giận thì giận chứ mình bỏ cháu sao đành”. Trách nhiệm, tình thương của bà Lam không được các cháu đón nhận mà còn coi như người cản trở đường đời của chúng. “Tụi nó quát tôi “con làm gì mặc con, nội già rồi thì biết gì?”. Nhưng tuổi đó thì biết đâu khôn dại mà ra đời, tôi chỉ lo chúng vướng vào các tệ nạn xã hội”, bà Lam than thở.

Chăm con mọn

Con trai cờ bạc, rượu chè, nợ nần chồng chất bỏ đi biệt xứ, cháu nội vừa tròn chín tháng tuổi thì con dâu cũng trốn đi, vợ chồng bà Trần Thị H. (H.Bến Lức, Long An) lọ mọ chăm cháu dù đã cận kề tuổi 70. Để có tiền mua sữa cho cháu, ông phải làm thuê làm mướn đủ nghề, bà cũng tranh thủ lúc cháu ngủ đi giúp việc nhà chung quanh. Tuổi cao sức yếu thêm lao lực khiến ông bà không tránh khỏi bệnh tật, khi thì ông ngất xỉu lúc đang đóng lại cái tủ cho hàng xóm, lúc thì bà ngã khụy khi đang lom khom dọn bãi nôn trớ của cháu.

Bà H. kể, bệnh viêm khớp dạng thấp cộng huyết áp cao khiến ngày nào bế cháu nhiều là đêm đó bà đau hết mình mẩy không ngủ được. Có lần đang bế cháu, chân tay bủn rủn bà ngã đập đầu vào cạnh bàn phải đi may mấy mũi. Khổ nhất là đứa trẻ càng lớn càng hiếu động, ông và bà đều không đủ sức để trông cháu, bà bỏ cháu vào cái lu để đỡ phải chạy theo. Mỗi bận thằng bé ốm đau, bất kể bệnh gì bà cũng đè ra cạo gió, lể.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI