Chuyện chưa biết về cù lao làm nơi cất giấu vũ khí bí mật ở Sài Gòn

30/04/2019 - 06:40

PNO - Ở Sài Gòn có một cù lao nhỏ nằm ở nhánh rẽ của dòng Kinh Đôi (Q.8). Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là địa điểm liên lạc, chuyển vũ khí vào nội thành của bộ đội miền Nam.

Chuyen chua biet ve cu lao lam noi cat giau vu khi bi mat o Sai Gon
Cù lao Kinh đôi rộng khoảng 2 héc - ta nằm ở nhánh rẽ của dòng Kinh Đôi, thuộc phường 7 quận 8. Trên cù lao có đình Bình Đông - một di tích văn hóa và lịch sử, được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận di tích theo quyết định số 2890 - VH/QĐ ký ngày 27/09/1997.
Chuyen chua biet ve cu lao lam noi cat giau vu khi bi mat o Sai Gon
Theo “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, thôn Bình Đông thuộc tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Tân Bình (1818). Đình có sắc phong Tự Đức ngũ niên (1853). Như vậy đình Bình Đông phải được xây dựng trước năm 1853, tức trước năm nhận được sắc. Sắc phong cho Thần “Thành hoàng bổn cảnh” của thôn Bình Đông, huyện Tân Long ghi ngày 29 tháng 11 âm lịch năm Nhâm Tý (08/01/1853).
Chuyen chua biet ve cu lao lam noi cat giau vu khi bi mat o Sai Gon
Cù lao Kinh Đôi không chỉ nổi tiếng có ngôi đình Bình Đông linh thiêng mà nơi đây còn mang ý nghĩa quan trọng của sự kiện lịch sử cách mạng. Năm 1920, Bác Tôn Đức Thắng (nguyên Chủ tịch nước) từ hải ngoại trở về Sài Gòn và bí mật thành lập Công hội đỏ phát triển mạnh trong đội ngũ công nhân nhằm đoàn kết chống tư bản đế quốc. Lúc này ông Ka Hiêm là hội viên đình Bình Đông nên biến đình thành cơ sở của Công hội đỏ. Năm 1925, ông Ka Hiêm - lúc này là lãnh đạo tổ Công hội đỏ thuộc Nhà đèn Chợ Quán tổ chức nhiều cuộc họp tại đình.
Chuyen chua biet ve cu lao lam noi cat giau vu khi bi mat o Sai Gon
Theo các vị lão thành cách mạng, trong khoảng thời gian từ 1925 - 1928 Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã đến dự nhiều lần những cuộc họp quan trọng tại đình Bình Đông. Những lần đó Bác Tôn đã thuyết giảng về chủ nghĩa Mác, lòng yêu nước cho các công nhân nòng cốt của Hội. Thời gian hoạt động của Công hội đỏ diễn ra từ 1925 - 1928, không hề bị lộ bí mật. Chính tại chánh điện, các mật thư của Nguyễn Ái Quốc được chuyển từ nước ngoài về cũng như các sách báo tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác đều được cất giấu cẩn thận và an toàn tại đình Bình Đông.
Chuyen chua biet ve cu lao lam noi cat giau vu khi bi mat o Sai Gon
Do vị trí cù lao Kinh Đôi nằm khá biệt lập nên thời kỳ chống Mỹ, đây là nơi liên lạc, chuyển vũ khí vào nội thành và cũng là nơi bộ đội miền Nam đặt súng bắn vào Tòa hành chánh quận 7 của chế độ cũ năm 1968.
Chuyen chua biet ve cu lao lam noi cat giau vu khi bi mat o Sai Gon
Năm 1968, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, đình Bình Đông bị bom đánh sập một phần võ ca, chánh điện và nghĩa từ. Mãi đến năm 1991, đình được xây dựng lại với kết cấu bằng nguyên vật liệu nặng (bêtông - cốt sắt) nhưng kiến trúc tổng thể vẫn giữ nguyên. Lần xây dựng này có thêm nhà Truyền Thống.
Chuyen chua biet ve cu lao lam noi cat giau vu khi bi mat o Sai Gon
Hiện nay, ở đình Bình Đông có một số hình ảnh và kỷ vật được trưng bày tại nhà truyền thống để tưởng niệm thời kỳ hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Chuyen chua biet ve cu lao lam noi cat giau vu khi bi mat o Sai Gon
Đình Bình Đông là một “địa chỉ đỏ” để giáo dục về lòng yêu nước cho học sinh, sinh viên.
Chuyen chua biet ve cu lao lam noi cat giau vu khi bi mat o Sai Gon
Trước đây, do chưa có cầu nên người dân địa phương thường dùng ghe, vỏ lãi để đưa khách qua tham quan cù lao Kinh Đôi. Nhiều người nhận định, đây là một địa điểm thú vị, yên bình nằm giữa Sài Gòn mà ít người biết đến.
Chuyen chua biet ve cu lao lam noi cat giau vu khi bi mat o Sai Gon
Hiện nay, chính quyền địa phương đã xây dựng cầu đi vào cù lao Kinh Đôi nên việc đi lại, tham qua của du khách được thuận lợi hơn. Hằng năm, vào các dịp lễ, tết có rất đông du khách đến đây tham quan.

Hoàng Lâm - Nguyễn Thư

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI