Chuyện buồn của những nô lệ tình dục chiến binh Hồi giáo

30/05/2017 - 06:00

PNO - Khi gia nhập các nhóm chiến binh Hồi giáo al-Shabab ở Somalia, đàn ông Kenya còn bắt cóc và buôn bán phụ nữ làm nô lệ tình dục.

Khi Salama Ali bắt đầu điều tra sự biến mất của hai người em trai vào năm ngoái, cô phải thực hiện một cách lặng lẽ và bí mật, bởi bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến al-Shabab cũng như al-Qaeda cũng có thể gây nghi ngờ cho lực lượng an ninh.

Vì vậy, cô đã kín đáo gặp gỡ những người phụ nữ ở Mombasa và khu vực lân cận, chia sẻ hoàn cảnh riêng tư để lần thêm manh mối về thân nhân.

Họ thuộc mọi độ tuổi, là người Kitô giáo và Hồi giáo, đến từ Mombasa và các vùng ven biển Kenya. Họ đều được hứa hẹn về một công việc lương cao ở một nơi xa xôi, rồi bị bắt cóc đến các trại của binh sĩ al-Shabab.

Chuyen buon cua nhung no le tinh duc chien binh Hoi giao

Trong quá trình đó, cô khám phá ra một bí mật khủng khiếp, một câu chuyện rất khác của những người phụ nữ bị ép buộc đến Somalia.

Trong căn phòng tối với rèm buông, họ im lặng ngồi thành vòng tròn, và dù khuôn mặt đã được che kín, họ vẫn ngập ngừng e sợ khi kể câu chuyện đời mình.

Tháng 9 năm ngoái, Salama thành lập một nhóm hỗ trợ bí mật giải phóng các nạn nhân này. Dần dần, họ chủ động tìm đến cô và yêu cầu được tham gia vào nhóm.

Những người phụ nữ đem theo cả con nhỏ, một số bị nhiễm HIV và mắc bệnh tâm thần do điều kiện sống quá khổ sở.

Một người phụ nữ lắc đầu khi nhớ lại quãng thời gian đầy thử thách: “Trong suốt 3 năm, đêm nào cũng thế, mỗi phụ nữ phải tiếp từ hai đến ba người đàn ông. Chúng tôi liên tục bị cưỡng bức.”

Chuyen buon cua nhung no le tinh duc chien binh Hoi giao

Faith, một thành viên của nhóm, mới 16 tuổi khi bị một cặp đôi già tiếp cận, hứa hẹn một công việc ở Malindi nơi vùng biển xa xôi. Khao khát thay đổi cuộc sống, ngay ngày hôm sau, cô lên xe cùng 14 hành khách khác. Tất cả đều uống nước pha thuốc ngủ mà không hay.

Faith kể: "Chúng tôi tỉnh lại với hai người đàn ông lạ mặt. Chúng tôi bị họ bịt mắt bằng khăn đen rồi cưỡng bức trong căn phòng đó."

Sau khi bị đánh thuốc mê lần thứ hai, Faith tỉnh dậy ở một khoảng rừng thưa giữa cánh rừng tối tăm và bị dọa giết nếu cố trốn thoát.

Do bị cưỡng bức thường xuyên, cô mang thai và phải sinh con một mình trong rừng, "Bà tôi là người đỡ đẻ nên tôi có chút hiểu biết. Hơn nữa, tôi đã cô độc trải qua mọi khó khăn trong khu rừng đó, nên tôi cũng xoay sở sinh con một mình được."

Quá sợ hãi, cô dành ba năm tiếp theo nấu ăn cho một nhóm đàn ông Somalia "có bộ râu dài".

Faith cuối cùng đưa con gái trốn thoát thành công nhờ một thầy lang chỉ cho lối thoát. Nhưng con gái cô, vốn đã quen trần truồng như động vật, gặp khó khăn trong việc thích ứng với cuộc sống thành phố. Nếu không có mẹ bên cạnh, em bé thậm chí không thể ngủ được.

Chuyen buon cua nhung no le tinh duc chien binh Hoi giao
Nạn nhân Faith cùng con gái

Trước thực tế nhiều phụ nữ mang thai và sinh con trong trại tập trung, Sarah, vợ của một cựu chiến binh al-Shabab, tiết lộ đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Có một chương trình được tổ chức nhằm đào tạo thế hệ chiến binh mới vì việc tuyển quân ngày càng ngặt nghèo, còn trẻ em thì dễ dàng dạy bảo.

Bên cạnh việc giải cứu các nạn nhân, Salama cũng giúp đỡ tìm kiếm thân nhân của họ.

Chính phủ Kenya thừa nhận vấn đề nóng bỏng nhưng Evans Achoki, ủy viên quận Mombasa, cho rằng việc đánh giá tình hình gặp khó khăn do các nạn nhân không sẵn sàng hỗ trợ. Họ sợ chính phủ, và sợ bị coi là đồng minh của phiến quân.

Hiện nay, Kenya mở rộng vòng tay ân xá chiến binh trở về từ Somalia, nhưng bên cạnh các trường hợp được cải tạo thành công, nhiều người khác đột nhiên biến mất hoặc bị bắn chết.

Ngọc Anh (theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI