Chương trình thuần Việt 'bơi' giữa bể kình ngư

26/06/2015 - 09:07

PNO - PN - Hiện chỉ có vài chương trình truyền hình thực tế (CT THTT), game show thuần Việt len lỏi giữa vô số CT nhập ngoại tràn ngập sóng truyền hình. Bơi giữa “kình ngư”, CT thuần Việt gặp khá nhiều khó khăn.

edf40wrjww2tblPage:Content

Năm 2015 xuất hiện rất nhiều chương trình THTT mới như: Hòa âm ánh sáng, Chết cười, Điệp vụ tuyệt mật, Bí mật đêm Chủ nhật… Giống như Vietnam Idol, The Voice, X-factor…, đây đều là những chương trình có định dạng nước ngoài. Nhưng năm nay cũng chứng kiến sự trỗi dậy của nhiều chương trình THTT thuần Việt sau khi Cùng nhau tỏa sáng, Solo cùng boléro mạnh dạn xâm nhập thị trường vào cuối năm 2014. Đó là chương trình hài như Cười xuyên Việt, Danh hài đất Việt…, chương trình trí lực như Phái mạnh Việt

Bà Ngô Thị Bích Hiền, Giám đốc Công ty BHD - đơn vị sản xuất Phái mạnh Việt cho biết chương trình nội địa này có định dạng và những yếu tố thu hút khán giả, sau nhiều năm BHD sản xuất chương trình format nước ngoài và đã lấy được nhiều kinh nghiệm. Đại diện Khang Media - công ty sản xuất Cùng nhau tỏa sáng, Cười xuyên Việt cũng khẳng định mình tự tin khi bắt tay sản xuất hàng nội. Làm chương trình thuần Việt, các nhà sản xuất (NSX) không phải gặp vấn đề đau đầu nhất, là Việt hóa chương trình sao cho vừa giữ được bản quyền trong đó có những yếu tố văn hóa khác biệt, vừa không bị “va” với văn hóa Việt.

Chuong trinh thuan Viet 'boi' giua be kinh ngu

Phái mạnh Việt - dù có giám khảo hot là Minh Hằng, vẫn chưa làm nên chuyện

Trước đây, Đài Truyền hình VN sản xuất nhiều game show thuần Việt nhưng đến khi mua, hợp tác sản xuất các chương trình nước ngoài như Hãy chọn giá đúng, Ai là triệu phú… thì mới nhận ra hàng nội còn thiếu rất nhiều điều. chương trình thuần Việt xuất hiện nhiều gần đây chưa thể hiện rằng hàng nội đã đủ sức cạnh tranh với hàng nhập.

Dù có nhiều yếu tố hấp dẫn, nhưng chương trình hiếm hoi thuần giới (dành cho phái mạnh) là Phái mạnh Việt vẫn chưa có được lượng người xem như mong muốn. Cùng nhau tỏa sáng, Solo cùng boléro cũng chỉ được “đo” ở một thị trường khu biệt khi kết cấu và thể loại của chương trình gần như dành riêng cho thị trường này. Công ty Đông Tây từng trình làng chương trình thuần Việt Tôi là người dẫn đầu, với định dạng giống chương trình ăn khách Survivor (Sống sót), nhưng chỉ sau một mùa phát trên HTV7 đã dừng lại vì không tạo được hiệu ứng như mong muốn.

Về mặt tâm lý, “mác” chương trình quốc tế dễ khiến khán giả quan tâm hơn. Mặt khác, khi đặt mua bản quyền nước ngoài, các NSX đều có thể kiểm nghiệm độ thu hút của chương trình thông qua quá trình nó xuất hiện ở các quốc gia khác. Đại diện một NSX ví von về độ an toàn của chương trình ngoại so với nội: “Mua một món ăn ở nhà hàng bốn sao, được kiểm tra bởi nhiều chuyên gia, sẽ khác với việc chế biến món ăn đó tại nhà, dù chúng có cùng nguyên liệu và người thực hiện rất tâm huyết”.

Việc xuất hiện ngày càng nhiều chương trình thuần Việt là dấu hiệu đáng mừng về sự trưởng thành của đội ngũ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, chương trình nội địa cần có thêm sự hỗ trợ. Nhiều nước có quy định về thời lượng phát sóng chương trình nước ngoài để đảm bảo thời lượng cho chương trình nội địa; các chương trình nội địa còn được hưởng chính sách đãi ngộ từ các cơ quan liên quan. Vì vậy, chương trình thuần Việt cũng cần trợ lực để phát triển.

VŨ MINH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI