Chương trình giao lưu 'Nửa thế kỷ một mùa xuân' với các cựu quân nhân Xuân Mậu Thân 1968: Xúc động và tự hào

13/01/2018 - 12:31

PNO - Sáng 13/1, tại trụ sở Hội LHPN TP.HCM, các nữ cựu quân nhân, cựu chiến binh đã vui mừng, xúc động ôm chặt nhau bịn rịn. Bàn tay nắm lấy bàn tay không rời, bởi bao nhiêu năm nay, họ gần như ít có dịp hội ngộ.

Cái nắm tay xúc động diễn ra trong chương trình giao lưu “Nửa thế kỷ một mùa xuân” với các nữ cựu quân nhân, cựu chiến binh tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968 do Hội LHPN TP.HCM tổ chức. Những lời hỏi thăm hoàn cảnh gia đình, đồng đội và những kỷ niệm không thể nào quên về một thời giáp mặt chiến đấu với kẻ thù lại ùa về...

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
Các cựu nữ quân nhân, chiến sỹ tại buổi giao lưu

Đến dự buổi giao lưu có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM Lê Thanh Hải, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm, Trưởng ban Dân vận TP.HCM Nguyễn Thị Lệ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM Thân Thị Thư, ông Vũ Hắc Bồng – nguyên đại sứ Việt Nam tại Cộng hoà Ghinea năm 1969, Chủ tịch UBMTTQVN TP Tô Thị Bích Châu… cùng các nữ cựu quân nhân, cựu chiến binh tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968…

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
 

50 năm một chặng đường từ đó để đi tới ngày thống nhất non sông, hoà bình trở về trên mọi nẻo đường của đất nước cũng là giai đoạn TP Sài Gòn - TP.HCM bước vào công cuộc cải tạo - kiến thiết - phát triển, để qua mỗi chặng đường, TP lại lớn hơn lên, phát triển hội nhập ngày càng sâu rộng mà vẫn không phai nhạt đi tình cảm, lý tưởng, nhiệt huyết và nghĩa tình của những cư dân vùng đất mới, vùng đất phương Nam luôn cùng cả nước, vì cả nước.

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
Các cựu nữ quân nhân chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo TP

Có lòng dân sẽ có tất cả

Giữa đô thành Sài Gòn vào những tháng ngày khốc liệt ấy, có rất nhiều người phụ nữ, như bao người mẹ, người chị, người em Bàn Cờ, đã lao mình vào cuộc chiến thầm lặng, là tiếp tế đạn dược, là nuôi giấu cán bộ, vũ khí, là theo dõi thông thuộc những con đường để kịp ám hiệu cho các chiến sỹ cách mạng.

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
Trưởng ban tuyên giáo thành uỷ TP.HCM Thân Thị Thư nhớ lại Mùa xuân năm ấy

Có mặt tại buổi giao lưu hôm nay, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM Thân Thị Thư chia sẻ về những ký ức lúc còn nhỏ, bà xúc động nói: "Giờ phút này tôi thật sự có rất nhiều cảm xúc, tôi cảm ơn Hội PN đã tổ chức cuộc gặp gỡ nhiều tình cảm, xúc động. Tôi là thế hệ đi sau, năm Mậu Thân 1968 tôi còn rất nhỏ, chưa đủ trí khôn để hiểu nhiều việc nhưng trong trí nhớ non nớt của mình tôi không bao giờ quên được hình ảnh anh giải phóng quân với chiếc nón tai bèo, đôi dép cao su, cầm súng đi trên đường phố.

Và đó là hình ảnh đầu tiên tôi nhìn thấy, tôi không sao quên được khi nhìn thấy 3 anh giải phóng quân hy sinh nằm trên góc phố, người dân nơi tôi ở là khu vực Bảy Hiền đã lập miếu thờ các anh. Rất chật vật để duy trì miếu thờ các chiến sỹ Mậu Thân đến ngày giải phóng, và hình ảnh ấy luôn theo tôi, nhắc nhở tôi. Đọc những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu về Xuân 68 anh hùng:

“Không tự ngắm mình. Anh chẳng hay đâu. 
Hỡi chàng dũng sĩ! Cả năm châu, chân lý đang nhìn theo 
Bóng anh đi... và vành mũ tai bèo…".

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
Câu chuyện của bà Thư khiến nhiều đại biểu tham dự xúc động

Tôi thực sự luôn mang trong lòng hình ảnh đó. Tôi được sống trong khu vực Bảy Hiền, lõm chính trị. Trong căn gác xép ọp ẹp, tôi được may mắn bưng cơm đem nước cho một người đến ở, sau này hoà bình tôi mới được biết đó là chú Hai Tân – chú Trần Trọng Tân kính yêu.

Tôi còn nhớ, một buổi sáng khi xe cảnh sát chở người phụ nữ đến nhà tôi, hỏi có ai biết không? Bản thân chị cũng nói mình không ở đây nên không ai biết. Rồi chị bị đánh trên đường phố. Đến ngày hoà bình lập lại, tôi mới biết đó là Hoàng Thị Khánh - người nữ tù chính trị.

Tôi thấy trong khán phòng hôm nay rất nhiều anh chị đã sống và chiến đấu ở vùng đất này như anh Hai Nhựt (nguyên Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải), chị Út Hường (Lê Thị Thu - từng  làm Chánh Văn phòng Ban phụ vận Khu uỷ Sài Gòn – Gia Định), anh Trương Hòa Bình và rất nhiều anh chị ngồi đây", bà Thư hồi tưởng.

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
 

Bà đúc kết: “Chị Ngọc Bích có nói vì sao trong hang ổ kẻ địch các chiến sỹ của chúng ta vẫn hoạt động được, tôi nghĩ đó là lòng dân. Không có căn hầm nào đủ sâu, không có địa đạo nào đủ dài mà chỉ có lòng dân  thì các chiến sỹ mới được chở che đùm bọc để chiến đấu. Chúng ta có lòng dân, chúng ta có tất cả”.

Có một người con gái mà ngày chào đời cũng là ngày nhận giấy báo tử cha. Ông hy sinh tại xã Huy Đức - Bình Chánh, nay là xã Hưng Long, huyện Bình Chánh. 50 năm rồi, đứa con gái bé bỏng ấy giờ đã 50 tuổi, nói về cha mình liệt sỹ Phạm Văn Tây, con gái ông tự hào: “Tôi rất tự hào vì cha mình, tôi xin hứa sẽ theo con đường của cha, luôn cống hiến sức mình để xây dựng bảo vệ Tổ quốc".

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
 

Tại buổi giao lưu, sau khi màn hình chiếu hình ảnh cuộc tấn công vào dinh Độc Lập, dì Chín Nghĩa – người đã tham gia vào trận đánh này nghẹn ngào trong nước mắt.

"Hôm nay được vinh dự đứng đây, vô cùng xúc động, tôi có tham gia trận đánh vào dinh Độc Lập (nay là hội trường Thống Nhất). Tuổi trẻ chúng ta lúc nào cũng mong được sống trong hoà bình. Khi được giao nhiệm vụ, dù lực lượng chúng tôi chỉ có 15 người, lực lượng của địch gấp ngàn lần nhưng với lòng quyết tâm, sự yêu nước của tuổi trẻ chúng tôi quyết tâm sẽ hoàn thành nhiệm vụ dù phải hy sinh".

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
Dì Chín Nghĩa xúc động kể lại những năm tháng xưa

Dì Chín kể, quê dì ở Củ Chi, hồi còn trẻ dì từng chứng kiến cảnh đốt nhà và những hành động dã man của giặc. "Hình ảnh một phụ nữ đang bế trên tay đứa con một tuổi, bị tụi giặc hất con ra, lôi chị đi, đứa trẻ lúc đó khóc thất thanh khiến tôi vô cùng căm phẫn. Lúc đó tôi nghĩ chỉ có theo Đảng, cách mạng mới rửa hết nỗi nhục này. Từ đó, tôi tự nguyện đi vào biệt động, cầm súng, đi  chiến đấu", dì nhớ lại.

Với lòng cảm phục, tự hào, Đại tá Trần Thế Tuyển đã đọc bài thơ Ký ức Mậu Thân  tặng người nữ chiến sỹ anh hùng"

50 năm vẫn ngọt ngào hơi thở

Dưới góc phố một thời bão lửa

Đồng đội còn ai không?

Trận Mậu Thân đánh vào dinh Độc Lập

Những Tư Tăng, Bảy Bê, Lê Văn Việt các anh đâu cả rồi khi đất nước bình yên…?

Để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau một bài học to lớn

Ông Vũ Hắc Bồng – nguyên đại sứ Việt Nam tại cộng hoà Ghinea năm 1969 khẳng định: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 trong dư luận lúc bấy giờ là một quả bom nguyên tử không phải ở Nhật mà quả bom chính trị về tâm lý, xã hội. Là trận tiến công không chỉ một đêm, hay cuộc chiến tranh đơn giản không chỉ một hai ngày. Cuộc tổng tiến công đã gây sự choáng váng, bất ngờ cho quân địch".

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
Ông Vũ Hắc Bồng - nguyên đại sứ Việt Nam tại Cộng hoà Ghinea

Nói về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM Nguyễn Thị Ngọc Bích xúc động chia sẻ: "Ngay trong những ngày đầu tháng 1/2018, chúng tôi, những cán bộ Hội hầu hết đều sinh ra và trưởng thành sau ngày đất nước thống nhất, đã có dịp theo chân các  cô, các chú - là chứng nhân của một thời quả cảm về thăm lại những địa chỉ đỏ, chứng tích của một thời “gian lao mà anh dũng”.

Đó là trụ sở Bộ chỉ huy tiền phương phân khu 6, căn nhà bí mật có tên là Phở Bình số 7 Yên Đỗ nay là đường Lý Chính Thắng, là bia tưởng niệm các chiến sỹ biệt động Sài Gòn – Gia Định tại dinh Độc Lập, là cơ sở bí mật của Ban tuyên huấn Xứ uỷ Nam Bộ trên đường Cao Thắng, là hầm chứa vũ khí bí mật nhà số nhà 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, P5, quận 3; số 183/4 đường 3/2, P11, quận 10…

Những căn cứ cách mạng được gầy dựng và nuôi dưỡng ngay giữa đô thành Sài Gòn 50 năm trước, cũng chính là minh chứng cho sức mạnh của tấm lòng nhân dân với cách mạng, là sự nghiệp kết đoàn quân và dân trong suốt chiều dài các cuộc chiến tranh giữ nước, tất cả đã tạo nên một di sản quý báu cho muôn đời sau, trong đó có thế hệ chúng tôi.

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM Nguyễn Thị Ngọc Bích phát biểu tại buổi giao lưu

Xin được nghiêng mình tri ân những hy sinh to lớn, những chiến công thầm lặng và cao cả của các cô, các chú, các dì. Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, hay dài hơn thế nữa, mãi mãi về sau vẫn là lòng biết ơn, tưởng nhớ, tự hào”, bà Bích bày tỏ.

Chuong trinh giao luu 'Nua the ky mot mua xuan' voi cac cuu quan nhan Xuan Mau Than 1968: Xuc dong va tu hao
 

Theo bà Bích, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau một bài học to lớn còn nguyên giá trị hiện nay…

Thắng lợi to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 cũng đánh dấu bước phát triển mới trong học thuyết và nghệ thuật quân sự Việt Nam, là một biểu tượng sáng ngời về ý chí cách mạng quật cường của quân và dân ta, biểu thị tinh thần độc lập, sáng tạo, tài trí, mưu lược trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của cách mạng, của Đảng ta.

Quỳnh Mai - Ảnh: Minh Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI