Chục năm trời sóng gió cùng nhau, cuối cùng họ đã khoác áo cưới

15/07/2019 - 09:00

PNO - Với người lành lặn, khỏe mạnh, việc tìm kiếm cho mình “một nửa” thích hợp để làm bạn đời và giữ cho hôn nhân bền vững đã khó khăn. Với người khuyết tật, con đường tìm kiếm hạnh phúc càng chông gai bội phần.

Hội ngộ 100 cặp vợ chồng khiếm khuyết

Trung tâm nhân đạo Quê Hương (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) vừa tổ chức lễ cưới tập thể cho các cặp đôi là người khuyết tật. Sự kiện này đã thu hút hơn 100 cô dâu - chú rể khiếm khuyết từ các tỉnh, thành cả nước về tham dự.

Bà Huỳnh Tiểu Hương - Giám đốc Trung tâm nhân đạo Quê Hương - chia sẻ, hành trình hòa nhập cộng đồng của những người khuyết tật là một cố gắng rất lớn của họ. Cũng như bao người bình thường khác, họ có nhu cầu tìm người bạn đời cùng chung tay xây dựng gia đình. Con đường đến với hạnh phúc của họ rất nhiều khó khăn, thử thách, nhiều cặp vợ chồng chỉ đánh dấu cuộc sống chung bằng một lễ ra mắt hai bên họ hàng hết sức giản đơn. Hiểu được điều đó, trung tâm đã tổ chức lễ cưới tập thể cho các cặp vợ chồng kém may mắn này. Họ xứng đáng được bạn bè, người thân đến chung vui, chúc phúc. 

Không khí lễ cưới tập thể diễn ra hết sức vui vẻ. Trong số họ, nhiều cặp vợ chồng đã hàng chục năm trời đi qua sóng gió cùng nhau, nhưng chưa một lần được khoác lên mình chiếc áo cưới. Có những cặp kẻ lành, người khuyết, cũng có cặp cả hai đều không lành lặn. Nhưng ở buổi tiệc này, những điều đó không còn quan trọng bằng những câu chuyện tình yêu diệu kỳ mà họ đã cùng nhau viết nên.

Chuc nam troi song gio cung nhau, cuoi cung ho da khoac ao cuoi
Các cặp đôi hòa chung niềm vui trong đám cưới tập thể

Anh Phạm Trí Thái (Nam Định) bị mất một chân ở chiến trường, nhiều cô gái trong làng xem tai nạn của anh là một gánh nặng. Nó tước đi khả năng làm trụ cột gia đình của một người đàn ông.

Duyên nợ đưa anh đến với cô thôn nữ Huỳnh Thị Loan, người làng bên, xinh đẹp, lành lặn. Sau thời gian tìm hiểu, chị đưa anh về ra mắt gia đình, trong sự bàng hoàng thảng thốt của hai đấng sinh thành. Họ ra sức ngăn cản mối tình này, nhưng chị Loan kiên quyết thề “sẽ không lấy ai ngoài anh Thái làm chồng”. Ngay cả gia đình anh Thái cũng thấp thỏm lo âu vì “trẻ đẹp như con Loan thì nó bỏ mày hồi nào chẳng được!”.

Cuối cùng tình yêu chân thành đã chiến thắng. Anh Thái tuy mất một chân, nhưng bù lại anh có đôi tay khéo léo, và là thợ đan mây tre lá có tay nghề. Chị Loan hiền lành, nhân hậu, giỏi lo toan, là hậu phương vững chắc cho anh. Thấm thoắt hai người đã sống với nhau gần ba mươi năm. Hạnh phúc càng nhân lên nhiều lần khi mái ấm của họ giờ đã có thêm con, thêm cháu, cả nội lẫn ngoại.

Nghe chúng tôi hỏi: “Anh chị có thường cãi nhau không? Và ai sẽ là người làm hòa trước?”, anh Thái siết chặt tay vợ, mỉm cười: “Cãi nhau như cơm bữa đó chứ! Kinh khủng nhất là chuyện giáo dục con cái”.

Chị Loan tiếp lời: “Ổng khôn lắm, mỗi khi tôi giận thế nào ổng cũng mua quà tặng tôi. Không thì dụ tôi lên xe chở đi chơi loanh quanh đâu đó. Cãi nhau suốt mới… sinh ra bốn đứa con, giờ thêm cả đống cháu nội ngoại nữa!”. Chị Loan không giấu được niềm vui.

“Vợ tui đẹp lắm!”

Vợ chồng anh Phạm Minh Hóa - chị Trần Thị Thủy (TP.HCM) đều bị bại liệt từ nhỏ.

Tháng 3/2018, anh chị gặp nhau khi tham gia buổi giao lưu dành cho người khuyết tật tại Suối Tre (Đồng Nai). Lần gặp đầu tiên cả hai đều trúng “tiếng sét ái tình”, anh nhanh chóng xin số điện thoại của chị và bắt đầu những ngày tìm hiểu.

Khi “tình trong như đã”, cả hai dắt nhau về ra mắt gia đình. Nhưng hai bên họ hàng buông một câu như gáo nước tạt vào mặt họ: “Hai đứa đều ngồi xe lăn hết, làm sao chăm sóc cho nhau? Làm sao sinh con? Lấy nhau để làm khổ nhau à?”. Nhưng anh chị vẫn quyết liệt đến với nhau. 

Chuc nam troi song gio cung nhau, cuoi cung ho da khoac ao cuoi
Vợ chồng son anh Hóa - chị Thủy

Đầu năm 2019, cả hai dọn về sống chung trong căn nhà trọ chật hẹp. Thấy không thể chia cắt được tình cảm của anh chị, gia đình hai bên đành thuận tình cho họ nên vợ chồng. 

Chị Thủy trước kia vốn là công nhân may, sau chị về mở tiệm may tại nhà. Anh Hóa mang những sản phẩm của chị ra lề đường bán, cuộc sống tạm ổn, họ đang dành dụm để chuẩn bị đón những đứa trẻ chào đời. 

Khi hỏi “điều gì khiến anh chị lo lắng nhất?”, anh Hóa trả lời: “Chỉ cầu mong trời Phật thương tình, đừng để những đứa con chúng tôi ra đời bị bại liệt như cha mẹ nó!”. Tôi lặng người nhận ra câu hỏi của mình hơi thiếu tế nhị…

Chuc nam troi song gio cung nhau, cuoi cung ho da khoac ao cuoi
Lễ cưới đặc biệt đầy ấm áp

Giữa hàng chục cặp đôi tràn ngập hạnh phúc trong đám cưới tập thể, chúng tôi đặc biệt chú ý đến đôi vợ chồng Phạm Đức Công - Nguyễn Thị Thanh Lam.

Trong bộ áo dài cưới truyền thống, anh Công cầm tay dìu vợ đi giữa dòng người đông đúc, từng bước một, như thể sợ lạc mất nhau. Cuộc sống chung của cặp vợ chồng mù bẩm sinh này đã kéo dài hơn 20 năm, với công việc bán vé số dạo, cuộc mưu sinh đầy vất vả.

Anh Công kể, khổ nhất là lúc đứa con lớn chào đời, cả hai vợ chồng đều mù, việc nuôi và chăm sóc con cực khổ trăm bề. Trong thời gian chị chăm con, anh bán vé số từ sáng sớm tới tối mịt mới về. Áp lực kinh tế đè lên vai anh với bao nhiêu chi phí cho nhà thuê, điện, nước, sữa, cơm gạo...

Chủ nhà thấy anh khốn khó, kiếm cớ đuổi hai vợ chồng, khiến anh nhiều lần muốn buông xuôi với ý định bỏ đi luôn không về nhà trọ nữa. Nhưng nghĩ vợ mù lòa, một thân một mình nuôi con, suy nghĩ ích kỷ nhỏ nhen ấy chợt biến mất. Anh tự nhủ không được “làm thằng đàn ông hèn”.

Ngoài thời gian lang thang bán vé số, về đến nhà anh lại giành làm hết việc nhà, chăm con phụ chị. Không nhìn thấy đường, tay chân lóng ngóng, đôi khi bữa cơm của anh chị có lẫn… phân, nước tiểu con trẻ là chuyện thường. Anh Công cười hì hì: “Làm riết rồi quen, mù rồi cũng thành sáng!”.

Hành trình đi tìm “ánh sáng” của anh chị, tưởng chừng đứt đoạn, vậy mà họ vẫn gắn bó với nhau hơn 20 năm qua. Giờ hai con của anh chị đều đã khôn lớn, lành lặn, được học hành đàng hoàng. Tôi hỏi: “Anh có biết vợ anh đẹp hay xấu không?”. Anh trả lời không cần suy nghĩ: “Vợ tui đẹp lắm! Vợ tui là cô dâu đẹp nhất hôm nay”. Gương mặt khắc khổ của hai vợ chồng ánh lên bởi nụ cười tươi thắm trên môi. Và, nụ cười ấy rất đẹp.

Khi “mảnh vỡ” tìm nhau

Bà Huỳnh Tiểu Hương tâm sự, mỗi chúng ta là một mảnh vỡ ngay từ khi mới chào đời. Vì là một mảnh vỡ, chúng ta mới cần gia đình, bạn bè và những người thân yêu bên cạnh. Vì là một mảnh vỡ, nên chúng ta phải mải miết đi tìm những mảnh vỡ khác để hoàn thiện bức tranh của cuộc đời mình. Đơn giản bởi vì không ai có thể sống đơn độc lẻ loi một mình.

Hành trình mảnh vỡ tìm nhau, lắp ghép vào nhau, đã cho chúng ta thêm nhiều tình bạn, tình yêu... và một cuộc sống đầy sắc màu. Với người khuyết tật, hành trình ấy lại càng gian nan, khó khăn bội phần. 

Chuc nam troi song gio cung nhau, cuoi cung ho da khoac ao cuoi

Ai cũng ngời ngời ước vọng hạnh phúc. 

Chúng tôi nhớ mãi gương mặt vợ chồng anh Thái - chị Loan, vợ chồng anh Công - chị Lam, cặp vợ chồng son anh Hóa - chị Thủy... Trong tiệc cưới, gương mặt họ rạng ngời hạnh phúc dưới ánh đèn hoa rực rỡ. Nhìn họ, ai cũng tự dưng có một niềm tin rằng, khi trở về cuộc sống mưu sinh mỏi mệt đời thường, với một cơ thể không còn lành lặn, thì vẻ rạng ngời đó vẫn không thể mất đi. Bởi trong cuộc sống bộn bề vất vả, họ lúc nào cũng nắm chặt tay nhau không rời. 

Bà Huỳnh Tiểu Hương cho biết, so với dự kiến ban đầu, số cặp đôi tham gia đám cưới tập thể đã tăng lên gần 130 cặp. Hoa hậu nhân ái quốc tế Nguyễn Thị Kim Phượng đã tài trợ chương trình 10.000 USD cùng 1.000 suất quà cho các gia đình khó khăn. Bệnh viện đa khoa Hồng Đức tài trợ 100 cặp nhẫn cưới.

Trung tâm Quê Hương thành lập từ năm 2001. Sau 18 năm, trung tâm đã trao tặng 3.640 căn nhà tình nghĩa, 9.750 suất học bổng, giúp đỡ cho người nghèo khoảng 38,7 tỷ đồng. 

Phùng Hiếu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.