Chưa làm mẹ đã ngập tràn tình mẫu tử

09/09/2021 - 08:57

PNO - “Em vì điều gì mà bắt đầu, thì sẽ quyết tâm ở lại đây vì điều đó”, Hằng trả lời khi các đồng nghiệp của hãng hàng không động viên, chia sẻ nỗi vất vả.

Vào ca trực mới, chạy tới góc phòng quen thuộc, gương mặt thân thương ở ca trực trước đâu rồi, cô bảo mẫu trẻ măng tìm quanh nơi những chiếc nôi, đôi mắt chực đỏ.

“Con đã về nhà, không báo trước, không một lời từ biệt”, cô bảo mẫu chợt nhận ra mình nhớ con hóa ngớ ngẩn vì con chưa đầy tháng tuổi, có biết gì đâu mà báo với chào. Một cảm giác khó tả như là hờn trách, như là hẫng hụt, như là mừng vui ngập lòng mẹ khoảnh khắc chia tay “một mình”. Từ nay con đã được về với những người ruột thịt... 

Tiếng oe oe của thiên thần nào đó trong căn phòng đặc biệt vừa cất lên cắt ngang suy nghĩ, cô bảo mẫu mau đi pha sữa, thay tã cho con.

Duyên ngắn mà nhớ hoài...

Khi có bé phát tín hiệu là phải liền chân liền tay phục vụ để tránh một dàn “đồng ca” 58 nghệ sĩ trỗi lên. “Nghe rồi, tới liền, tới liền, Hoàng Thượng ơi!”, cô bảo mẫu Võ Trần Thanh Phương (33 tuổi, giáo viên Trường tiểu học Bàu Sen, Q.5) đáp lời kiểu ngộ nghĩnh, hài hước khiến cả phòng cười ồ.

Ban đầu, các cô gọi tên bé bằng tên mẹ ghi trên vòng đeo chân của mỗi bé, nhưng về sau hàng lố những biệt danh được đặt gắn với từng bản sắc riêng: Hoàng Thượng (có tiếng khóc quyết liệt, đầy quyền lực); Công Chúa (sao mà trông yểu điệu, đài các); Lớp Trưởng, Lớp Phó (bú giỏi vô đối) hay Xì Trum (nhỏ con, bú chậm)...

Các cô nói vui: “Gọi bằng biệt danh, khỏi gọi tên mẹ đẻ cho mẹ đỡ hắt xì, để dành sức mà “nốc ao” con vi-rút SARS-CoV-2”.

Nhiều chàng trai bình luận vui trên Facebook rằng họ muốn được biến thành... em bé  để được cô tiếp viên Thu Hằng đẹp nết đẹp người này săn sóc
Nhiều chàng trai bình luận vui trên Facebook rằng họ muốn được biến thành... em bé để được cô tiếp viên Thu Hằng đẹp nết đẹp người này săn sóc

Ngay cả với những chị đã có con rồi vẫn không tránh khỏi lóng ngóng, lúng túng ban đầu, vì phải chăm cùng lúc đến bảy đứa trẻ sơ sinh từ vài ngày tuổi, “già” nhất cũng chỉ một tháng tuổi, nên các bảo mẫu chưa qua “lửa” nào như Thanh Phương càng gặp khó khăn.

Thoạt nhìn, các con giống nhau như đúc nhưng chỉ cần một vài buổi gần gũi chăm sóc, ngắm nghía gương mặt, hiểu tính ý bé là không khó để nhận diện. 

Thanh Phương “xí” được một bé nặng chỉ 2,6kg “đệ nhất” bú khó, phải ẵm hơn tiếng đồng hồ mỗi cữ bú, nhưng rất dễ cưng vì bú no là ngủ êm, thức dậy là cười tươi như cảm ơn mẹ và “cầu hòa” để lát nữa mẹ cho bú tiếp.

Mẹ Phương cảm nhận con quen hơi mẹ, hễ mẹ khác ẵm thì con nhăn, qua mẹ Phương thì gương mặt con giãn ra, tươi vui. Các mẹ khác cũng công nhận: “Con biết đòi mẹ Phương hay sao ấy?”.

Ngày tiễn con về nhà, mẹ Phương lưu luyến, ghiền mùi con nên nhớ ngơ nhớ ngẩn. Mặt con tươi rói còn mẹ suýt khóc nhè. Chỉ vài ngày bên nhau, cái duyên mẹ - con ngắn ngủi mà đã có ngần ấy kỷ niệm khó phai. 

“Con được về nhà, các mẹ mừng nhưng cũng lo, không biết cha mẹ con có còn đủ và khỏe sau khi mắc COVID-19, không biết mẹ con có giữ được bầu sữa chờ ngày lành bệnh để cho con bú không, hay gia đình có đủ điều kiện lo cho con chu đáo? Biết khi các con về nhà sẽ được tặng một phần quà trong đó có bình sữa, quần áo, tã... mình ấm lòng và an tâm hơn về các con” - Thanh Phương bộc bạch. 

Vốn là giáo viên, tổng phụ trách đội, vây quanh cô giáo trẻ là  hàng trăm, hàng ngàn bạn nhỏ, Thanh Phương không khỏi bị sốc “vắng trẻ” vào mùa hè, mùa dịch.

Chồng Thanh Phương ra tuyến đầu chống dịch, không chịu nổi cảnh nằm ở nhà một mình, Thanh Phương đăng ký tình nguyện ở các điểm tiêm, test nhanh phụ giúp lấy mẫu, nhập liệu. 

Rồi “bắt được” thông tin tuyển tình nguyện viên chăm sóc trẻ có mẹ là F0, Thanh Phương ghi tên không do dự. Mùa tựu trường sắp đến, nếu dạy online, cô giáo Thanh Phương vẫn xin làm hai việc, vừa đảm bảo những bài giảng video cho các học trò lớp mình, vừa tiếp tục trực chiến tại mái nhà chung này.

Làm mẹ rồi, không nhõng nhẽo được đâu!

Nếu mẹ Thanh Phương có ấn tượng sâu sắc nhất với “chiến binh” kiên cường, 2,6kg hay cười thì mẹ Nguyễn Thị Thu Hằng (26 tuổi, tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines) bị “đốn tim” bởi một hot boy sinh ngày 6/8, da trắng như cục bột, môi đỏ như son, chỉ có cái đầu hơi bị móp (không sao, lúc mới sinh ra, mẹ Hằng cũng giống y chang con vậy!).

Con còn non ngày tháng, đầu còn mềm nên chỉ cần một chút mẹo để điều chỉnh. Do con thuận xoay một bên, thích nhìn hướng ánh sáng nên mẹ có thể trở đầu con để đổi hướng ngược lại hoặc chêm cái khăn, hạn chế con nghiêng đầu qua bên bị lép. Và khi nói chuyện, ngắm nhìn con, mẹ cũng lưu ý hướng tiếp cận.

Cứ như vậy, đầu con sẽ tròn đều dần lại. Chiêu này được mẹ của Thu Hằng tư vấn từ xa khi nghe con gái lo lắng “lịch sử lặp lại” với... “cháu ngoại”.

Khi nghe Thu Hằng quyết định xông pha, mẹ cô không bất ngờ hay ngăn cản vì chẳng lạ gì “chân đi” của Hằng, cô gái xưa giờ vẫn sục sôi máu tình nguyện, từ năm rồi còn đi bay giải cứu đồng bào ở các nước Úc, Nhật...

Mẹ Hằng chỉ căn dặn: “Con tiêm vắc-xin phòng COVID-19 hai mũi rồi, nhưng cũng phải cẩn thận. Giữ cho mình và mọi người, nhất là các bé”. Mẹ là động lực đầu tiên để Hằng tạm gác công việc “đi mây về gió” để sang làm bảo mẫu. Hằng cũng khá tự tin vì vẫn thường dỗ ngọt các hành khách nhí khi quấy khóc trên máy bay. 

Có em trai cách gần mười tuổi nên lúc nhỏ, Thu Hằng cũng phụ mẹ chăm sóc em. Đã qua nhiều năm, Thu Hằng vẫn xử lý thuần thục ẵm bé, vỗ ợ, xử lý nhanh gọn khi bé giật mình, trớ sữa. Quen rồi, có khi chỉ cần bế bé lên, nghe nặng nặng là mẹ Hằng biết ngay con mới “làm xấu” trong tã.

Tình nguyện viên Thanh Phương - Thu Hằng (bên phải) ẵm bé sau khi cho bú
Tình nguyện viên Thanh Phương - Thu Hằng (bên phải) ẵm bé sau khi cho bú

Hằng còn hiểu ý từng bé, mới tí ngày tuổi mà các con đã có cá tính trong ẩm thực, có bé đòi bú một lèo hết bình, có bé bú một ít rồi châm thêm, có bé thích được kê cái khăn đỡ bình sữa (chắc muốn có cảm giác được sờ ti mẹ?). Bên cạnh các nhân viên y tế, mẹ của Hằng vẫn là quân sư từ xa.

Bà còn cảnh báo: “Chăm bé, mến tay mến chân rồi mai mốt sẽ nhớ cho mà coi”. Chỉ sau một tuần vào đây, cô tiếp viên đã ngấm. Các con xa lạ mà sao thương quá!

Ngẫm mãi chuyện con nằm đây, đôi mắt trong veo, hai tay bé tí quơ quơ, còn mẹ đang ở đâu vật lộn với bệnh để mau được trở về bên con. 

Thương đứt ruột là một mẹ F0 lần tìm được Facebook của Thu Hằng rồi năn nỉ xin cô chụp hình bé để mẹ thấy mặt. Do quy định không cho phép nên cô tiếp viên từ chối mà lòng đầy thổn thức.

Chưa từng làm mẹ, nhưng các bảo mẫu đã sẵn bản năng, sẵn tình mẫu tử thiêng liêng. Tình thương thực sự ấy khiến các mẹ dù hết ca trực vẫn nán lại làm việc vì phát hiện có bé đòi bú. Có khi, hết ca đáng lẽ ngủ nghỉ dưỡng sức, các cô cũng qua với các con vì “nhớ quá rồi”. 

“Em vì điều gì mà bắt đầu, thì sẽ quyết tâm ở lại đây vì điều đó”, Hằng trả lời khi các đồng nghiệp của hãng hàng không động viên, chia sẻ nỗi vất vả.

Vì tình yêu thương mà bắt đầu, các bà mẹ Thanh Phương, Thu Hằng và các mẹ khác như được các thiên thần nhỏ tiếp thêm năng lượng tích cực, để vui hơn, mạnh mẽ hơn, để tin tưởng, ước mong những điều tốt đẹp, an lành cho mình và muôn người. 

Tô Diệu Hiền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.