Chữa bệnh nhút nhát cho con

05/01/2017 - 16:54

PNO - Không phải chỉ có trẻ em mới nhút nhát, các nhà tâm lý học đã thống kê rằng có đến 40% người lớn cũng nhút nhát.

Làm sao để giúp con trẻ đừng nhút nhát, để chúng tự tin hòa nhập cùng bạn bè, để khi chúng lớn lên, số người lớn nhút nhát sẽ bớt đi?

Chua benh nhut nhat cho con
 

Tính nhút nhát bắt nguồn từ đâu?

Bản chất của sự nhút nhát là gì? Đó là sự co cứng người lại trước hiện diện của một người khác và còn hơn nữa khi có nhiều người. Một chút nhút nhát thôi có thể không hại gì với đứa trẻ, nhưng những biểu hiện nặng nề hơn sẽ khiến trẻ không dám tham gia vào bất kỳ hoạt động tích cực nào, làm hạn chế sự giao tiếp và có thể làm ảnh hưởng nhiều đến đánh giá của người xung quanh dành cho trẻ.

Vì sao trẻ bị nhút nhát và làm sao để giúp trẻ? Một đứa trẻ thuộc bài, nhưng lại im lặng bối rối hay chỉ có thể lẩm bẩm trong miệng khi bị gọi lên bảng. Nhưng thầy cô giáo kém tinh tế có thể nghĩ rằng trẻ không học bài và cho điểm kém. Trong một nhóm bạn mới, trẻ nhút nhát sẽ dán chặt lưng vào tường trong góc nhà và kết quả là nó lúc nào cũng lủi thủi một mình, không bạn không bè.

Các kỳ kiểm tra với trẻ là một thử thách kinh khủng, dù bé có học bài tốt tới đâu. Những đứa trẻ nhút nhát thường bị chế nhạo, trêu chọc, hiếp đáp, có khi ngay trong khu nhà mình ở, ngay trong trường học. Không phải vì nó có gì đó thua kém bọn trẻ con khác, mà chỉ vì nó là một mục tiêu quá dễ dàng của những đứa trẻ hung bạo.

Theo các nhà tâm lý học, tính nhút nhát thường đi kèm với một vài nỗi sợ hãi - sợ bóng tối, sợ sự cô độc và những điều tương tự. Vậy sự nhút nhát xuất hiện như thế nào? Vì sao mọi đứa trẻ khác thì vui vẻ và dễ dàng kết thân với nhau, không hề run sợ khi lên bảng và có thể đọc thơ cho cả những người lạ nghe còn một số đứa trẻ khác khi rơi vào những tình huống như vậy thì lại đỏ mặt bối rối và không thể rặn ra được tiếng nào?

Các nhà tâm lý đã đưa ra vài lý do dễ hiểu nhất về tính nhút nhát.

- . Khi sinh ra đời, trẻ mang theo đức tính này trong bộ gen của mình. Tất nhiên là chẳng có cái gọi là gen nhút nhát, nhưng một số trẻ em có hệ thống thần kinh quá mong manh. Các bé này luôn rất nhạy cảm với mọi sự bình luận, quan sát và những tình huống  tiêu cực trong giao tiếp. Thông thường những trẻ này sẽ có một hay cả hai phụ huynh cũng từng bị hành hạ khổ sở bởi tính nhút nhát của mình thời thơ ấu và giai đoạn dậy thì.

- . Không ít trường hợp tính nhút nhát của trẻ phát triển sau một sự kiện gây chấn thương tâm lý, nó thường là việc trẻ cảm thấy mình bị sỉ nhục công khai giữa mọi người. Nó có thể xảy ra khi trẻ phải chuyển môi trường sống, học hành từ nơi này qua nơi khác, việc cãi cọ với bạn bè cùng lớp hay thậm chí là những vấn đề nghiêm trọng trong gia đình thí dụ như bố mẹ ly hôn.

- . Thông thường nguyên nhân của sự nhút nhát trong con trẻ có thể là do bố mẹ luôn mắng mỏ con mình có lý do và cả không có lý do, làm chúng xấu hổ, nhất là trước mặt mọi người, cha mẹ luôn cố gắng kiểm soát từng bước chân của trẻ. Sự mắng mỏ, chê bai nặng nề và nhiều hơn sự ấm áp, yêu thương và khen ngợi khiến trẻ bị tổn thương tâm lý.

- . Khi trẻ cảm thấy chúng chẳng là gì trong gia đình và mọi người chỉ mong chúng yên lặng, đừng quấy rầy ai hết, trẻ sẽ sợ hãi và trở nên nhút nhát.

Giúp trẻ hết nhút nhát

Trước tiên, các nhà tâm lý học yêu cầu phụ huynh hãy gỡ bỏ khỏi trẻ cái nhãn “trẻ nhút nhát”. Đừng gọi con mình như vậy và không cho phép bất kỳ người thân nào như ông bà cô chú anh chị nói về trẻ như thế. Trẻ sẽ nhanh chóng học được cách trở nên bạo dạn nếu như trẻ không nghĩ về mình như về một người nhút nhát và sẽ bớt đi cảm giác thiếu tự tin.

Hãy thể hiện sự thông cảm với vấn đề của trẻ. Đừng bỏ mặc những nỗi sợ hãi của trẻ. Hãy giải thích cho trẻ biết rằng bạn hiểu con chẳng muốn đi đâu và chẳng muốn trò chuyện với ai, rằng đôi khi bạn cũng như thế. Điều đó giúp trẻ cảm nhận được sự chấp nhận của bố mẹ và có thể cởi mở kể cho bạn nghe về những vấn đề của mình.

Chua benh nhut nhat cho con
Ảnh Mạng Tinh Minh Hoa - Internet

Hãy chỉ dạy trẻ cách bắt đầu và kết thúc một cuộc trò chuyện và tập luyện với trẻ. Cùng trẻ nghĩ ra những câu nói có thể bắt đầu một cuộc nói chuyện với các nhóm người khác nhau thí dụ như với bạn bè, với người lớn, với thầy cô… Sau đó, bạn hãy đổi vai với trẻ, tập luyện nói chuyện cho tới khi trẻ cảm thấy thoải mái và tự mình nói được những câu đã chuẩn bị một cách tự tin.

Trước một sự kiện nào đó: những ngày hội trong trường hay trước khi có khách đến chơi nhà hãy kể cho trẻ nghe mọi việc sẽ diễn ra như thế nào, ai được bạn mời đến nhà chơi… Hãy giúp trẻ làm quen với những đứa trẻ nhỏ hơn.

Phillip Zimbardo, chuyên gia về tâm lý và đồng tác giả của cuốn sách () khuyên các phụ huynh hãy cho trẻ nhút nhát chơi với những đứa bé nhỏ tuổi hơn. Mọi việc sẽ rất thuận lợi nếu đó là những đứa trẻ họ hàng hay con của các gia đình bạn bè, những đứa trẻ hàng xóm…

Sự làm quen đầu tiên có thể ngắn ngủi và nhanh, chỉ để trẻ quen dần với giao tiếp. Sau đó, hãy cho trẻ đi chơi trong sân nhà cùng với bạn bè mới quen, vào cửa hàng hay du lịch cùng nhau…

Khi trẻ  quen dần với việc giao tiếp với những đứa trẻ khác nhỏ tuổi hơn, chúng được những đứa trẻ kia chú ý và coi trọng, trẻ nhút nhát sẽ bắt đầu tiến tới việc giao tiếp với những đứa bạn cùng tuổi dễ dàng hơn.

Bên cạnh tất cả những nỗ lực của mình để huấn luyện con, bạn hãy thay đổi chính hành vi và kiểm soát những kỳ vọng của mình. Hãy nghĩ cho kỹ xem bạn đã làm những gì khiến con bạn trở nên nhút nhát. Có thể là bạn đã quá thường xuyên chê bai, chỉ trích con và luôn mong muốn ở con quá nhiều điều, luôn đặt ra những kế hoạch to tát, luôn so sánh con với ai đó, khiến nó cảm thấy nó là đứa trẻ tồi tệ.

Hãy suy nghĩ và thay đổi cách cư xử của mình để giúp trẻ thoải mái và tự tin hơn. Đừng làm cho trẻ xấu hổ về sự rụt rè của mình - hiệu quả sẽ ngược lại. Mỗi khi trẻ xử sự dũng cảm thì bạn đừng tiếc lời khen ngợi và đừng tiếc một món quà nho nhỏ.

Hãy đặt cho trẻ những mục tiêu hết sức thiết thực: trình bày một điều gì đó trước đám đông nhỏ, làm quen với bạn bè trong khu nhà, đặt câu hỏi với giáo viên. Điều quan trọng hơn nữa là để cho trẻ hiểu rằng dù trẻ có như thế nào, bạn vẫn yêu thương trẻ. Khi đó, trẻ sẽ tin rằng những người khác cũng có thể chấp nhận trẻ như bạn.

Song Văn 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI