Chủ tịch Olympic bị chỉ trích gay gắt khi kêu gọi người dân Nhật Bản "hãy hy sinh"

25/05/2021 - 18:43

PNO - Phó chủ tịch IOC, John Coates và cả Chủ tịch Thomas Bach đã phải hứng chịu sự chỉ trích gay gắt từ người dân Nhật Bản. Người dân nước này lo sợ biến chủng COVID-19 - đang hoành hành và gây ra hàng triệu cái chết trên toàn cầu - sẽ "tàn phá" đất nước.

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã gửi đi một thông điệp nhấn mạnh rằng người Nhật cần phải "hy sinh" để đảm bảo Thế vận hội vẫn được diễn ra tại Tokyo. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp và ngày càng lan rộng. Điều này đã gây ra một làn sóng phản ứng dữ dội khi người dân đồng loạt kêu gọi hủy bỏ Olympic kỳ này.

Hôm thứ Sáu vừa qua, sau một cuộc họp trực tuyến kéo dài 3 ngày, Phó chủ tịch IOC, John Coates đã phải hứng chịu một làn sóng chỉ trích dữ dội sau khi phát biểu rằng Thế vận hội vẫn sẽ được tổ chức vào mùa hè năm nay - ngay cả khi Tokyo đang trong tình trạng khẩn cấp do tình trạng nhiễm trùng tăng đột biến, và chính phủ buộc phải kéo dài thời gian giãn cách đến hết tháng 5.

Sau cuộc họp trực tuyến cùng chủ tịch Tokyo 2020, Seiko Hashimoto, phó chủ tịch IOC, John Coates quyết định Thế vận hội vẫn sẽ diễn ra vào mùa hè này.
Sau cuộc họp trực tuyến cùng Chủ tịch Thế vận hội Tokyo 2020, Seiko Hashimoto, Phó chủ tịch IOC, John Coates quyết định Thế vận hội vẫn sẽ diễn ra vào mùa hè này

“Thomas Bach và John Coates đang hừng hực khí thế trong cuộc đua tranh giành danh hiệu "pariah" - những kẻ bị ruồng bỏ trên đất nước Nhật Bản”, một người dùng Twitter cho biết. Sở dĩ Chủ tịch IOC bị chỉ trích là do hôm thứ Bảy vừa rồi ông đã đụng chạm vào “sự kiên cường” của người Nhật khi phát biểu trong một cuộc họp của Liên đoàn Khúc côn cầu Quốc tế: “Giấc mơ tham dự đấu trường Olympic của các vận động viên chắc chắn có thể trở thành hiện thực mặc dù chúng tôi phải hy sinh một số thứ để làm điều này”.

Dù ông Bach không nói rõ ai là người phải “hy sinh” nhưng nhiều người cho rằng Chủ tịch IOC đã ám chỉ đến công chúng Nhật Bản. Trên các trang mạng xã hội của Nhật Bản xuất hiện vô số những lời chỉ trích, cáo buộc Coates và cả Chủ tịch IOC Thomas Bach rằng đã phớt lờ sự phản kháng của người dân. Trước đó, các công ty phi tài chính lớn và vừa, các chuyên gia y tế và công chúng đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình nhằm phản đối việc tổ chức Thế vận hội năm nay.

 

 Chủ tịch IOC, Thomas Bach bị cáo buộc rằng đã kêu gọi người dân Nhật Bản hy sinh.
Chủ tịch IOC, Thomas Bach bị cáo buộc đã kêu gọi người dân Nhật Bản "hy sinh"

“Câu nói của Thomas Bach được hiểu là sự an toàn, sức khỏe và tính mạng của người Nhật nên được hy sinh cho Thế vận hội?", một người dùng Twitter viết. Một người khác đặt vấn đề: “Tại sao người dân Nhật Bản phải hy sinh cho Thế vận hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành và giết nhiều triệu người trên thế giới? Chúng tôi không thể chấp nhận được điều tồi tệ này”.

Hiện có hơn 80% người dân Nhật Bản muốn Thế vận hội bị hoãn hoặc hủy bỏ và họ đã chỉ trích về sự bất lực của chính phủ trong việc thúc đẩy IOC hủy bỏ Thế vận hội (nhưng không bị ảnh hưởng bởi các sắc lệnh trừng phạt tài chính).

 

 

Trong bối cảnh biến chủng virus Covid-19 đang hoành hành, có đến 80% người dân Nhật phản đối Thế vận hội được tổ chức trên quê nhà.
Trong bối cảnh biến chủng virus COVID-19 đang hoành hành, có đến 80% người dân Nhật phản đối việc tổ chức Thế vận hội 

Giám đốc điều hành SoftBank Group - Masayoshi Son - cho biết “kẻ tụt hậu về vắc-xin” Nhật Bản có thể phải trả giá đắt hơn nhiều nếu Thế vận hội diễn ra.

“Nếu Tokyo từ chối tổ chức kỳ Olympic này, Nhật Bản sẽ phải đối mặt với một án phạt tài chính rất nặng nề kể cả việc bị cấm vận tổ chức Thế vận hội nhiều năm sau đó. Thế nhưng nếu có 100.000 người từ 200 quốc gia, vùng lãnh thổ thiếu vắc-xin đổ xô vào đây thì nguy cơ dẫn đến  nhiễm khuẩn với các biến thể lây lan đột biến là rất lớn.

Khi ấy, nhiều người dân Nhật có thể mất mạng, tình trạng tổng sản phẩm quốc nội có thể giảm. Nếu xem xét những gì người dân phải gánh chịu, tôi nghĩ chúng ta có thể còn rất nhiều thứ nữa để mất", Masayoshi viết trên Twitter. 

 

Tokyo, Osaka và Okinawa được đặt trong tình trạng khẩn cấp dù rằng Nhật Bản có số ca tử vong vì Covid-19 ít nhất trong tuần qua.ít nhất.
Tokyo, Osaka và Okinawa đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp mặc dù Nhật Bản có số ca tử vong vì COVID-19 ít nhất trong tuần qua

Nhật Bản chỉ có hơn 12.000 trường hợp tử vong do COVID-19 và đây là một chỉ số tương đối thấp so với một số nước ở châu Á. Tuy nhiên, hai thành phố lớn là Tokyo, Osaka cùng 8 khu vực khác của Nhật đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp và có nhiều khả năng tình trạng này sẽ kéo dài cho đến tháng 6. Nước này đang trên bờ vực quá tải các phương tiện y tế và nhân viên ngành y đang trở nên mất tinh thần.

Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy hơn một nửa số y tá làm việc tại những “điểm đỏ” trên bản đồ COVID-19 đang hoành hành Nhật Bản đã cân nhắc việc bỏ nghề bởi công việc căng thẳng, mệt mỏi và sợ bị nhiễm trùng. Ngoài ra còn là sự lo ngại về việc sẽ có trên dưới 100.000 người từ các quan chức, vận động viên Olympic, nhà báo và nhân viên hỗ trợ đến đất nước này khiến đất nước có thể thêm một lần nữa đối mặt với một làn sóng lây nhiễm mới.

 

Nhiền nhân viên y tế đang mất tinh thần và muốn bỏ việc.
Nhiều nhân viên y tế ở Nhật đang mất tinh thần và muốn bỏ nghề

Trong khi đó, chính quyền của Thủ tướng Suga đang nỗ lực để đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vốn đang gặp rất nhiều khó khăn của Nhật Bản. Nội các của ông Suga Yoshihide đã cam kết rằng vào cuối tháng 7 tới đây sẽ có 36 triệu người từ 65 tuổi trở lên được tiêm chủng đầy đủ. Và hôm thứ Hai vừa qua, hai trung tâm tiêm ngừa đã được khai trương ở Tokyo và Osaka.

Hiện tại, mới chỉ có khoảng 2% trong số 126 triệu người Nhật Bản - trong đó có 174.000 người lớn tuổi - được tiêm vắc-xin COVID-19 đầy đủ kể từ khi nước này triển khai tiêm chủng vào giữa tháng 2.

Trọng Trí (theo Japantimes, AP)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI