Chủ tịch huyện nghèo xây tượng đài 14 tỷ đồng: "Không làm không được"

03/05/2020 - 14:44

PNO - Những ngày qua, dư luận xôn xao việc UBND huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) - một trong những huyện nghèo nhất nước san phẳng một quả đồi và chi tới 14 tỷ đồng để làm tượng đài.

Trong khi đó, huyện Phước Sơn là một trong những huyện nằm trong nhóm 1, gồm 56 huyện nghèo thuộc 19 tỉnh đang được hỗ trợ áp dụng các cơ chế, chính sách theo quy định tại Nghị quyết số 30a ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Việc huyện này chi tới 14 tỷ đồng để xây dựng tượng đài chiến thắng Khâm Đức (thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn) đã gây bức xúc trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm lãng phí, người dân còn nghèo khổ, công trình chẳng thể giúp họ thoát nghèo…

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho rằng: "Khi nghe huyện nghèo bỏ ra tới 14 tỷ đồng để xây tượng đài thì dư luận xôn xao cũng đúng. Tuy nhiên, việc làm này là về lâu dài, sẽ phát triển du lịch cũng như lưu giữ lịch sử của địa phương".

Theo ông Hà, năm 2010, tượng đài Khâm Đức được xây dựng, nhưng sau đó hư hỏng, xuống cấp. Tháng 7/2017, tượng đài được khởi công tu bổ, đến năm 2019 sẽ hoàn thành nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng Khâm Đức, nhưng do thiếu vốn nên dự kiến đến tháng 8 năm nay mới hoàn thành.

"Tuy nhiên, với mục tiêu hướng tới sẽ trở thành 1 đô thị ở phía Tây Quảng Nam, thị trấn Khâm Đức cần có điểm nhấn của nó. Với lại, huyện đã và đang cân đối ngân sách để phát triển một cách hài hòa, từ y tế, giáo dục, kinh tế cho đến văn hóa du lịch. Chúng tôi vẫn đặc biệt chú trọng đến việc phát triển kinh tế, ổn định kinh tế của người dân. Còn tượng đài, sẽ cố gắng hoàn thành theo từng chỉ tiêu cụ thể.

Đối với nguồn vốn 30a của Chính phủ, chúng tôi dùng để phân bổ một cách hợp lý, đồng đều trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, cải thiện đời sống cho người dân trên địa bàn. Đối với từng lĩnh vực thì đều có mức phân bổ sao cho hợp lý. Tượng đài là một phần lịch sử. Trước khi tiến hành xây dựng, tu bổ, chúng tôi đã tiếp nhận nhiều ý kiến của các cựu chiến binh đi thăm lại chiến trường xưa là nên tu bổ lại vì tượng đài cũ đã xuống cấp trầm trọng, không có chỗ dâng hương. Giờ làm cũng khổ mà không làm tượng đài không được", ông Hà cho biết.

Theo lãnh đạo huyện, thực tế huyện muốn làm bài bản cả khu nhưng do kinh phí hạn hẹp, nên sẽ làm từng bước một. Huyện làm từng công trình rời nhưng sẽ cố gắng ưu tiên từng năm một để xây dựng khu vực tượng đài thành một quần thể rộng khoảng 10ha.

Theo tính toán của địa phương, tượng đài chiến thắng Khâm Đức là một tổng thể gồm có công viên hồ Mùa Thu, khu bảo tồn văn hóa người Bhnong (thuộc dân tộc Giẻ - Triêng) và khu du lịch tâm linh chùa Yên Sơn gần đó. Theo lãnh đạo huyện Phước Sơn, huyện muốn làm bài bản cả khu luôn nhưng do kinh phí hạn hẹp, nên huyện làm từng bước một. Huyện làm từng công trình rời nhưng sẽ cố gắng ưu tiên từng năm một để xây dựng khu vực rộng khoảng 10ha này thành một quần thể.

Theo tính toán của địa phương, tượng đài chiến thắng Khâm Đức là một tổng thể gồm có công viên hồ Mùa Thu, khu bảo tồn văn hóa người Bhnong (thuộc dân tộc Giẻ - Triêng) và khu du lịch tâm linh chùa Yên Sơn gần đó

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, năm 2010, Tượng đài Khâm Đức được xây dựng, nhưng sau đó hư hỏng, xuống cấp. Tháng 7/2017, tượng đài được được khởi công tu bổ, đến năm 2019 sẽ hoàn thành nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng Khâm Đức.
 
Công trình này do UBND huyện Phước Sơn thực hiện. Dự toán ban đầu khoảng 14 tỷ đồng, kinh phí lấy từ ngân sách địa phương.Tượng đài bắt đầu tu bổ, xây dựng năm 2017, dự kiến đến tháng 8/2020 sẽ hoàn thành nhưng đến nay nhiều hạng mục dự án chưa hoàn thành, máy móc, vật liệu xây dựng được tập kết ngổn ngang.
Công trình này do UBND huyện Phước Sơn thực hiện, dự toán ban đầu khoảng 14 tỷ đồng, kinh phí lấy từ ngân sách địa phương
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết, nguồn kinh phí để xây dựng tượng đài là từ nguồn ngân sách tiết kiệm của huyện. Mỗi năm, huyện phân bổ vài tỷ đồng để xây dựng từng hạng mục của công trình. Năm nay, huyện phân bổ khoảng 2 tỷ đồng để xây dựng phần tượng đài chính. Ngoài ra, địa phương kêu gọi hơn 1 tỷ đồng từ các doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ xây dựng tượng đài.
Theo ông Hà, nguồn kinh phí để xây dựng tượng đài là từ ngân sách tiết kiệm của huyện
“Khi tu bổ tượng đài, huyện đã trình và được UBND tỉnh thông qua. Nguồn vốn 30a, huyện dùng cho chính sách vào người đồng bào, chứ không dùng tu bổ tượng đài”

Cũng theo ông Hà, khi tu bổ tượng đài, huyện đã trình và được UBND tỉnh thông qua

 
Nguồn vốn 30a, huyện dùng hỗ trợ người đồng bào, chứ không dùng tu bổ tượng đài.
Ngoài ngân sách của địa phương, UBND huyện Phước Sơn cũng đã vận động các doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp để hoàn thành công trình này. “Mỗi năm, các doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp cho địa phương từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng. Từ đó chúng tôi tiết kiệm và chi ra mỗi năm khoảng chừng 1-2 tỷ đồng để xây dựng công trình này”, ông Hà cho biết.

 

"Ngoài ngân sách của địa phương, UBND huyện Phước Sơn cũng đã vận động các doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp để hoàn thành công trình này. Mỗi năm, các doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp cho địa phương từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng. Từ đó chúng tôi tiết kiệm và chi ra mỗi năm khoảng chừng 1-2 tỷ đồng để xây dựng công trình này”, ông Hà cho biết.

Trước dư luận cho rằng đây là việc lãng phí, trong khi người dân đang nghèo khổ, huyện lại chi ra cả chục tỷ đồng để xây dựng tượng đài. Điều đó chẳng thể giúp người dân thoát nghèo… Ông Hà cho rằng, khi nghe huyện nghèo bỏ ra tới 14 tỷ đồng để xây tượng đài thì dư luận xôn xao cũng đúng. Tuy nhiên, việc làm này là về lâu dài, phát triển về du lịch cũng như lưu giữ lịch sử của địa phương. Với mục tiêu hướng tới sẽ trở thành 1 đô thị ở phía Tây Quảng Nam, thị Trấn Khâm Đức cần có điểm nhấn của nó. Với lại, huyện đã và đang cân đối ngân sách để phát triển một cách hài hòa, từ y tế, giáo dục, kinh tế cho đến văn hóa du lịch. Chúng tôi vẫn đặc biệt chú trọng đến việc phát triển kinh tế, ổn định kinh tế của người dân. Còn tượng đài, sẽ cố gắng hoàn thành theo từng chỉ tiêu cụ thể.
Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam nơi có 75% là người dân tộc Bhnong. Cùng với các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Trà My, Nam Giang của tỉnh Quảng Nam, Phước Sơn nằm trong danh sách các huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 56%, tuy nhiên đến năm 2019 giảm còn 25%.
Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam nơi có 75% là người dân tộc Bh'nong. Cùng với các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Trà My, Nam Giang của tỉnh Quảng Nam, Phước Sơn nằm trong danh sách các huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 56%, tuy nhiên đến năm 2019 giảm còn 25%.

Nguyễn Dương

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(31)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI