Chồng ra tối hậu thư “ở nhà anh nuôi”

10/04/2024 - 06:03

PNO - Khi “tối hậu thư” của anh đưa ra, tôi thật hoảng sợ. Tôi đang có nguy cơ phải quẳng bỏ tất cả sự nghiệp để ở nhà phục vụ chồng con.

Tốt nghiệp đại học loại giỏi, tôi được nhận về dạy ở một trường đại học. 2 năm sau tôi lập gia đình với một bạn cùng tuổi nhưng khác trường.

Chồng tôi là con trai trưởng trong gia đình 5 anh em. Nhà chồng có một công ty xuất nhập khẩu phụ tùng xe hơi, do đó với chuyên ngành cơ khí ô tô, anh về làm việc tại nhà, phụ giúp bố chồng tôi buôn bán, quản lý việc kinh doanh, đặt hàng, thỉnh thoảng anh lại đi họp ở nước ngoài...

Chúng tôi sống chung với gia đình chồng từ ngày cưới nhau, "giang sơn" riêng của vợ chồng tôi là một căn phòng đầy đủ tiện nghi cho một gia đình tí hon.

1 năm sau tôi có em bé. Công việc ở trường nhiều lên, thời gian thành eo hẹp lại. Vì ở nhà chồng nên tôi luôn tế nhị trong mọi việc, không bao giờ tôi để anh phải làm những việc của phụ nữ từ giặt giũ đến nấu ăn, trông em bé... Tôi sắp xếp công việc của mình để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của chồng và của gia đình chồng.

Do lúc nào cũng phải cố gắng nên tâm trạng tôi ít khi được thoải mái. Buổi sáng tôi dậy sớm lo cho con ăn, tranh thủ đi chợ cho cả gia đình, xong xuôi đâu đó, gửi con cho bà cô chồng rồi mới đến trường. May mắn là nhà chồng tôi có người cô chồng không có gia đình riêng, cô có thể giúp tôi trông cháu và nấu nướng buổi trưa.

Do yêu cầu công việc là một giảng viên đại học, tôi bắt buộc phải học tiếp cao học và đảm nhận 1-2 lớp dạy ban đêm. Thấy tôi làm việc nhiều, chồng tôi tỏ vẻ không bằng lòng. Anh không muốn tôi học tiếp cao học, không muốn tôi dạy ban đêm. Anh không cần hiểu đó là yêu cầu của trường và là nhiệm vụ của bất kỳ giảng viên nào. Nhượng bộ tôi, nhưng anh ra điều kiện: “Học lần này là thôi nhé!”.

Áp lực công việc tăng lên khi tôi có thêm em bé thứ hai
Áp lực công việc tăng lên khi tôi có thêm đứa con thứ hai (ảnh minh họa)

Tôi cấn bầu thai đứa thứ hai lúc con đầu chỉ 2 tuổi và tôi đang lỡ dở chương trình cao học. Vừa việc nhà, việc trường, vừa phải cố gắng hoàn tất chương trình thạc sĩ, có khi tôi còn phải nhận những bản vẽ thiết kế để nâng cao tay nghề… Đôi lúc tôi chỉ chực ngã gục.

Chồng tôi không muốn tôi sinh con thứ hai khi con đầu còn quá nhỏ và tôi còn một núi việc phía trước. Ngày tôi sinh, chồng tôi không thèm vào bệnh viện thăm tôi. Tôi ở nhà ngoại, anh qua thăm em bé mà không thèm bồng, không liếc con một cái. Mãi đến khi con 3 tháng, khi tôi bế con về lại nhà chồng, anh mới chịu ẵm bồng, nựng nịu, chơi với con.

Công việc nhiều hơn, tôi phải vừa chăm con nhỏ, vừa phải hoàn tất luận văn cao học. Sáng tôi đưa con lớn đi học rồi tạt qua chợ. Về nhà, tôi nấu và cho con nhỏ ăn rồi mới đi dạy. Đêm không bao giờ tôi đi ngủ trước 12 giờ và sáng không bao giờ dậy sau 4 giờ. Có lúc mệt mỏi và thèm ngủ quá mức, tôi “trốn” về nhà mẹ ruột chỉ để chợp mắt một chút.

Từ ngày thêm con, tôi ít để ý đến việc của chồng, cũng không còn thì giờ chăm sóc anh. Ví dụ như, buổi tối cho các con ăn uống xong xuôi, tôi mệt nhoài sau một ngày bận rộn, chồng ngỏ ý muốn chở mấy mẹ con đi chơi, thú thật tôi chỉ muốn ở nhà nằm nghỉ, nhưng không thể nào từ chối. Vậy nên, tôi luôn đi chơi trong tình trạng căng thẳng và một thân xác mệt đừ.

Khổ nhất là những lần phải đi họp hay tham gia các khoá tập huấn ngắn ngày, những lúc ấy thần kinh tôi luôn rã rời vì thời khoá biểu bị xáo trộn. Chồng tôi không biết công việc của một giáo viên đại học trong xu thế hiện nay áp lực thế nào nên anh khó thông cảm với tôi. Thấy tôi quá bận bịu, chồng quyết định: “Ở nhà trông con, anh nuôi”.

Về kinh tế, tôi đi dạy vì yêu nghề, yêu công việc, chứ thu nhập của tôi không là gì so với chồng. Khi “tối hậu thư” của anh đưa ra, tôi thật sự hoảng sợ. Tôi có nguy cơ phải quẳng bỏ tất cả sự nghiệp để ở nhà phục vụ chồng con nếu không muốn cuộc hôn nhân của mình có chiều hướng xấu đi.

Bạn bè tôi khuyên cố gắng thời gian này, vừa phải làm tốt việc ở trường, vừa phải lo chu toàn việc nhà, phải biết chiều chuộng săn sóc chồng để chứng tỏ với anh ấy rằng, tôi vẫn vừa đi làm vừa thu xếp tốt mọi việc. Các cháu lớn lên, tôi sẽ đỡ vất vả hơn.

Nhưng thú thật, tôi đã quá mệt mỏi khi thần căng thẳng liên miên và lúc nào cũng thấy mình có nguy cơ phải lệ thuộc vào chồng cả về vật chất và tinh thần...

Kim Duy

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(5)
  • Trần thị bạch Loan 16-04-2024 09:46:42

    Ngày xưa tôi cũng ko có cha mẹ hỗ trợ con cái , nên chồng kêu nghỉ là nghỉ liền rồi mới biết , chồng nuôi là như thế nào , như nuôi heo ấy , muốn mua gì mình thích cũng ko có đủ , tiền chỉ có đi chợ thôi .Bài học đắt giá , tuyệt đối ko nên nghỉ việc ở nhà chồng nuôi !!!!

  • Dolphinnguyen 14-04-2024 09:11:55

    Điên mới nghỉ việc. Không đi làm sẽ bị khinh là ăn bám. Suốt ngày đối diện với căn bếp cơm nước phòng ngủ. Khi chồng thức thì chăm sóc anh ta, khi chồng muốn thì bạn là rau sạch. Cha mẹ nuôi bạn cho bạn học hành có nghề nghiệp đâu phải để bạn làm osin miễn phí, máy đẻ không lương, rau sạch không tiền. Vàu ba năm chồng mệt mỏi chán vợ... bạn kiếm đâu ra việc làm tốt đây? Lúc đó bạn bị đẩy ra ngoài rìa xã hội, chủ biết bám vào chồng. Thật là nhục. Bắt nghỉ làm thì ly hôn. Anh ta muốn giữ con? Được . Để coi anh ta giải quyết sao với đứa trẻ. Bạn cứ thảnh thơi đi làm. Vài ba bữa nữa, Anh ta không hạ mình năn nỉ bạn về mới lạ

  • Haile 12-04-2024 17:50:03

    Bảo ck đưa 10 tỷ + 2 căn hộ rồi nghỉ nhà ck nuôi, lo phục vụ chăm lo ck con, yêu nghề thì rảnh dậy free

  • Trần Tuấn 10-04-2024 20:46:05

    Tự sắp sếp kế hoạch gia đình và bản thân cho tốt, cố gắng như vậy là nguy hiểm cho sức khỏe của chính mình? Nghe kể thì chồng cô có triệu chứng sắp đánh bắt xa bờ? Đừng có đại và ngây thơ bỏ việc chồng nuôi nhé? Đàn ông họ ích kỷ lắm, nhất là khi nếm mùi thất bại?

  • Makisan 10-04-2024 06:45:15

    Bạn hãy bế đứa nhỏ về ngoại một thời gian, mặc kệ chồng đi, coi như ly thân. Bạn cần thời gian hồi phục thể chất lẫn tinh thần.
    Chồng bạn không thương bạn thì bạn phải thương chính mình. Tuyệt đối không được nghỉ việc, bạn biết tương lai tăm tối thế nào rồi đấy.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Để mỗi lần giỗ là một lần vui

    Để mỗi lần giỗ là một lần vui

    15-10-2024 05:46

    Chúng tôi quyết định họp kín, bàn phương án đối phó để đỡ phải huy động nhân sự nấu nướng rình rang từ giỗ sau.

  • Bất mãn "thùng nước dùng" của chồng

    Bất mãn "thùng nước dùng" của chồng

    14-10-2024 21:26

    Người ta tin rằng “thùng nước dùng” của các ông như một miếng đệm chèn vô duyên.

  • Mắc kẹt giữa trách nhiệm nuôi con và nuôi cha mẹ

    Mắc kẹt giữa trách nhiệm nuôi con và nuôi cha mẹ

    14-10-2024 06:37

    Họ buồn nhất không là việc phải gửi tiền về quê, mà là sự “bất công” trong cách mà cha mẹ “trói buộc” các con vào chữ trách nhiệm.

  • Cơn say nắng âm thầm

    Cơn say nắng âm thầm

    13-10-2024 16:23

    Vài tuần tin nhắn quan tâm qua lại, chị tưởng như mình đã gặp được tri kỷ trong lòng...

  • Tổ ấm có 2 người

    Tổ ấm có 2 người

    13-10-2024 07:12

    Hạnh phúc của chị “đóng đinh” vào việc được lo toan, dặn dò; vào chăm lo cho con trong ràng buộc.

  • Chồng không chịu tiến

    Chồng không chịu tiến

    12-10-2024 11:01

    Trước đây Linh chọn Hưng vì cần một chồng giản đơn, hiền lành. Còn bây giờ, bạn lại đôn đáo muốn chồng mình tháo vát để thành công.

  • Lòng bao dung của trẻ thơ

    Lòng bao dung của trẻ thơ

    12-10-2024 05:57

    Nhìn bãi chiến trường trước mắt, tôi bất lực, uất ức, tủi thân đến ứa nước mắt. Cuộc sống của một người mẹ đơn thân thực sự chưa bao giờ dễ dàng.

  • Những tin nhắn tình yêu

    Những tin nhắn tình yêu

    11-10-2024 15:40

    Chẳng có chuyện gì to tát, chỉ là mâu thuẫn thường ngày, nhưng hình như tình cảm vợ chồng đã có dấu hiệu nhạt phai.

  • Bước qua khủng hoảng ly hôn

    Bước qua khủng hoảng ly hôn

    11-10-2024 06:18

    Khủng hoảng ly hôn là một giai đoạn không hề dễ dàng. Tùy theo cách cuộc hôn nhân kết thúc, mức độ khủng hoảng cũng khác nhau.

  • Chống ngán "ngôn ngữ cơ thể" cho chồng

    Chống ngán "ngôn ngữ cơ thể" cho chồng

    10-10-2024 22:00

    Nếu hứng thú, vợ chồng bạn có thể tham khảo “kho” ngôn ngữ cơ thể trên các trang mạng.

  • Khi nào lấy tiền tiết kiệm ra tiêu?

    Khi nào lấy tiền tiết kiệm ra tiêu?

    10-10-2024 13:24

    Không thiếu những người thu nhập ngất ngưởng, nhưng không biết quản lý tiền nên vẫn lao đao thiếu thốn...

  • Ở vậy nuôi con hay đi bước nữa?

    Ở vậy nuôi con hay đi bước nữa?

    10-10-2024 06:25

    Muốn tìm hạnh phúc cho riêng mình, nhưng nhiều người sợ đi bước nữa sẽ ảnh hưởng đến con.

  • Chẳng có gì là vụn vặt

    Chẳng có gì là vụn vặt

    09-10-2024 06:34

    Đàn ông giỏi làm ra tiền nhưng chi tiêu vung tay thì tiền cũng tìm cách chạy qua túi người khác, vợ con chẳng được nhờ.

  • "Lột xác" vì sợ mất chồng

    "Lột xác" vì sợ mất chồng

    08-10-2024 19:20

    Nguyên nhân sâu xa của sự “lột xác” là do Duyên sợ mất chồng. "Nếu mình không thay đổi, anh ấy sẽ đi tìm những quan hệ ngoài luồng”, Duyên thành thật.

  • Sau cơn say nắng

    Sau cơn say nắng

    08-10-2024 13:11

    Chiều muộn, anh vẫn nán lại nhìn Quỳnh, trong khi ở nhà, vợ anh đang chờ chồng về ăn cơm.

  • 2 cây vàng của má

    2 cây vàng của má

    08-10-2024 07:16

    Bà cho tôi thời hạn 2 năm. Trong 2 năm đó, bà sẽ can thiệp để chồng không ép gả con cho ai khác...

  • Mẹ đã về với ba

    Mẹ đã về với ba

    07-10-2024 17:35

    Ngày ba tôi đi với người vợ mới, mẹ tôi vừa hận vì bị phản bội, vừa tủi phận mình nghèo.

  • Cẩn trọng trước những “đồng cảm" trên mạng

    Cẩn trọng trước những “đồng cảm" trên mạng

    07-10-2024 06:24

    Nhiều hội nhóm khai thác nội dung phụ nữ vất vả, thiệt thòi nhưng không được chồng ghi nhận, với mục đích tăng tương tác, tăng thành viên.