Chóng mặt, ù tai, buồn nôn - chớ coi thường biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm

19/12/2016 - 11:30

PNO - Khi gặp triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhiều người chủ quan cho rằng do bị thiếu máu mà không hề biết, đây là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm như: bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, các rối loạn về tâm lý…

Chào Bác sĩ! Cháu năm nay 22 tuổi. Gần đây cháu cảm thấy sức khỏe của mình không được tốt, cáu thường xuyên bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, người rất mệt mỏi, chân tay hay bị run rẩy, và rất hay bị ù tai. Đặc biệt mỗi lần ăn gì cháu lại cảm thấy buồn nôn. Cháu xin hỏi Bác sĩ là bệnh của cháu là bệnh gì? Và cách chữa trị bệnh như thế nào. Cháu cảm ơn Bác sĩ ạ! (Ngọc Lan, Quốc Oai, Hà Nội).

Trả lời:

Chào bạn Ngọc Lan!

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, ù tai” của bạn, xin được tư vấn bạn như sau:

Chóng mặt, hoa mắt là một loại ảo giác gây cho người ta cảm giác thế giới xung quanh dường như đảo lộn, thay đổi hình dạng. Chóng mặt, hoa mắt khiến cho cơ thể cảm giác chông chênh, mất thăng bằng, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi… Đây là một chứng bệnh nguy hiểm không thể chủ quan.

Chong mat, u tai, buon non - cho coi thuong bieu hien cua nhieu can benh nguy hiem

Bạn năm nay 22 tuổi, theo như bạn mô tả là sức khỏe của bạn hơi khác, biểu hiện hay bị đau đầu hoa mắt, người rất mệt mỏi, chân tay hay bị run rẩy, và rất hay bị ù tai, ăn gì cũng thấy buồn nôn. Đây có thể là triệu chứng của hội chứng thiếu máu não do huyết áp thấp gây nên.

Tuy nhiên, người mắc bệnh chóng mặt, hoa mắt không chỉ là biểu hiện thiếu máu lên não hay huyết áp như nhiều người lầm tưởng, mà nó còn liên quan đến các bệnh về tim mạch hay các bệnh về thần kinh não bộ như rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ, đau đầu, trầm cảm, mất ngủ kinh niên, huyết áp… Nếu để tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp hỗ trợ chữa trị kịp thời và hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng biến chứng như choáng, ngất đột ngột, đe dọa tính mạng của bản thân người mắc bệnh.

Nguyên nhân bệnh lý liên quan đến máu và tim mạch như thiếu mãu não, hở van tim, bệnh tim bẩm sinh…

Nguyên nhân do hạ đường huyết: Hạ đường huyết là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Nguyên nhân liên quan đến huyết áp: Huyết áp thấp hay huyết áp cao cũng là thủ phạm gây nên triệu chứng chóng mặt, hoa mắt

Chóng mặt, ù tai do mắc các bệnh về tai: Một số bệnh liên quan đến tai thường gặp như viêm màng nhĩ bên ngoài, dị dáy tai nhiều gây tắc, vật ngoài tai, viêm tai giữa cấp tính và mãn tính, xơ thủng màng nhĩ, xơ cứng tai,… đều có thể dẫn tới biểu hiện chóng mặt, ù tai.

Nguyên nhân do bệnh Meniere: Meniere (bệnh ứ nước nội dịch vô căn) là một loại bệnh rối loạn tai trong, dẫn đến ù tai, đau tai, chóng mặt và buồn nôn.

Nguyên nhân do mất nước hoặc quá nóng: Nếu thời tiết quá nóng, làm việc hay luyện tập quá sức mà vấn đề ăn uống không được đảm bảo, đặc biệt không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể cũng dễ gây ra triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.

Chóng mặt, ù tai do các chứng bệnh mạch máu: Rối loạn tuần hoàn máu, u hình cầu tĩnh mạch cổ, giãn tĩnh mạch tai, u mạch máu,… là những bệnh về mạch máu gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và lưu thông máu nuôi não và tai dẫn tới tình trạng chóng mặt, ù tai. Ngoài ra, nếu tai trong bị thiếu máu thì tình trạng chóng mặt, ù tai còn kèm theo triệu chứng nôn ói.

Nguyên nhân do tâm trí quá lo lắng, căng thẳng, stress, mất ngủ cũng khiến cho nhiều người lâm vào tình trạng hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.

Vì vậy, ngay khi có cơn hoa mắt hay chóng mặt, bạn nên dừng lại tất cả công việc, ngồi hoặc nằm nghỉ ngay lập tức để cơ thể được ổn định lại. Nếu vẫn tiếp diễn triệu chứng này, bạn nên đến ngay bệnh viện.

Người mắc chứng chóng mặt, hoa mắt nên đi khám ở các cơ sở y tế có uy tín để các bác sĩ có thể phát hiện và kịp thời hỗ trợ điều trị những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý.

Nên tập thể dục thường xuyên, vận động nhẹ nhàng, luôn để đầu óc thư giãn, không căng thẳng, stress.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn đầy đủ chất tốt cho máu và tim mạch, uống đủ nước.

Để điều trị có hiệu quả, tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây nhằm có các biện pháp chữa trị hợp lí.

 Chúc bạn mạnh khỏe!

 THS.BS Nguyễn Tịnh (Chuyên khoa nội-Bệnh viện E)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI