Chọn thực phẩm xuất khẩu cho mâm cơm

16/12/2015 - 07:55

PNO - Người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm xuất khẩu với niềm tin chất lượng được quản lý tốt  hơn.

Chọn thực phẩm theo... Tây

Chị Trần Phương Thủy, nhân viên kế toán một công ty tài chính tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM chia sẻ, gần đây chị thường chọn cá tra, basa làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày chứ không phải là các loại cá nước ngọt khác. Chị Thủy giải thích, do có chồng là quản lý tại một doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm và xuất khẩu nông sản nên có kiến thức về loại thực phẩm này.

Vợ chồng chị tìm hiểu, biết được thịt cá tra, basa dù xét về cảm quan không ngon bằng những loại cá nước ngọt khác như cá trắm, trôi, mè, lóc, điêu hồng… nhưng được người dân tại nhiều nước phát triển ưa thích vì có hàm lượng protein cao hơn, ít chất béo, ít cholesterol...

Do đặc thù công việc thường đi đến các vùng nuôi thủy sản, anh H., chồng chị Thủy cho biết trong khi các loại cá nuôi khác như điêu hồng, lóc… chưa xuất khẩu được nên quy trình nuôi những loại cá này phần nào bị “buông lỏng” hơn. Cá dễ mắc các loại bệnh nên người nuôi hay sử dụng kháng sinh để phòng ngừa, thậm chí không loại trừ các loại cám cho cá cũng được bổ sung chất tăng trọng.

Trong khi đó, với cá tra, basa, yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu là không cho phép tồn dư kháng sinh, chất tăng trọng. “Bản thân cá tra cũng khỏe mạnh, sức đề kháng cao lại lớn nhanh… nên người nuôi cũng không cần đến các sản phẩm hỗ trợ”, anh H. nói.

Bà Hạnh, một người nội trợ ở đường Trần Quốc Toản (Q.3) cho biết, trước đây, khi biết thông tin trứng gia cầm của Việt Nam không thể tiếp tục xuất khẩu vì nhiễm chất sudan (loại hóa chất giúp lò ng đỏ trứng có màu sắc đẹp nhưng có khả năng gây ung thư), bà đã gần như không sử dụng trứng vịt. Nhưng gần đây, sau khi nghe tin trứng từ công ty Vietfarm được xuất khẩu sang Brunei và sắp tới là Singapore, Hồng Kông… bà đã tìm mua sản phẩm của doanh nghiệp này để dùng.

Chon thuc pham xuat khau cho mam com
Nhiều người tin rằng các sản phẩm xuất khẩu được kiểm soát chất lượng tốt hơn

Bà Diệu Hòa, cán bộ kỹ thuật củ a công ty Koyu &Unitek (Nhật Bản) có trụ sở tại Đồng Nai cho rằ ng, thó i quen, sở thí ch lâu nay của người tiêu dùng (NTD) Việt Nam (VN) khi chọn gia cầm là bóp lườn thấy béo chắc và vạch lông xem da, nếu càng vàng thì càng ngon vì họ tin rằng, da vàng là nhờ được chăn nuôi từ lúa, bắp, không phải từ cám công nghiệp...

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây khi người Nhật đến Việt Nam để xây dựng vùng nuôi cung cấp thịt gia cầm đưa về Nhật, họ kiểm soát rất chặt nguồn thức ăn cho vật nuôi, và một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng thịt ngon, an toàn là phải có màu trắng hồng.

Nhiều doanh nghiệp thực phẩm có vốn đầu tư nước ngoài cũng đưa ra tiêu chí này khi lựa chọn thịt gia cầm. Thói quen này đang được nhiều NTD ở VN học theo. Chị Hòa cho rằ ng, nhiều loại thức ăn chăn nuôi tại VN đánh vào sở thích của NTD nên trộn các loại hóa chất tạo màu vào thức ăn cho vật nuôi, dẫn đến nguồn thịt không còn an toàn.

Không chỉ có thịt gia cầm, thủy hải sản… từ khi xuất hiện nhiều doanh nghiệp Nhật đến Tây Nguyên trồng rau xuất về Nhật, nhiều NTD đã tìm mua sản phẩm của các đơn vị này từ hệ thố ng cửa hàng, siêu thị Nhật tại VN.

Từ thói quen sang lựa chọn an toàn

Anh Nguyễn Đình Thiết, một tiểu thương bán thủy sản tại chợ Thới An, Q.12 kể, từng có giai đoạn rộ lên tin đồn cá điêu hồng, cá kèo nhiễm chất cấm hay ăn cá ngừ bị ung thư… Dù sau đó cơ quan chức năng thông báo đó chỉ là thông tin thất thiệt nhưng những mặt hàng bị ảnh hưởng bởi tin đồn vẫn rơi vào tình trạng ế ẩm.

Nhiều NTD chuyển qua ăn những loại cá trong tự nhiên hoặc cá nuôi nhưng xuất khẩu được như cá bông lau, cá tra, basa… thay thế, khiến những loại cá vốn giá rẻ đã tăng giá nhanh chóng. “Có lúc cá tra từ 24.000đ/kg đã lên tới 32.000đ/kg…”, anh Thiết nói.

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, phần lớn NTD trong nước lựa chọn thực phẩm theo thói quen và sở thích chứ chưa theo khoa học. Chẳng hạn, nhiều người thích thịt nóng (thịt vừa giết mổ) chứ không phải thịt lạnh nên thịt heo, gà, bò… bán ngoài chợ từ sáng đến chiều vẫn được nghĩ là thịt tươi, trong khi thịt sau giết mổ để ở nhiệt độ thường khoả ng 30 phút là đã có thể nhiễm vi sinh.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI