Chọn nghề khi... không có sở thích

13/03/2014 - 17:24

PNO - PN - Một bạn đọc gửi thư đến Báo Phụ Nữ cho biết: “Gần đến ngày làm hồ sơ dự thi rồi mà con tôi vẫn không xác định được mình thích gì. Cháu nói không có sở thích và năng lực gì đặc biệt. Tôi không biết nên khuyên con...

edf40wrjww2tblPage:Content

Thật ra, đây là trường hợp không hề cá biệt. Thạc sĩ Vương Thanh Long, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến chia sẻ: "Khi đi tư vấn ở các trường THPT, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh hoang mang trước ngưỡng cửa chọn ngành nghề. Nên chọn theo chỗ học dễ đậu đầu vào hay chọn nghề dễ kiếm việc làm khi ra trường? Đó là một bài toán khó với các em. Mỗi người đều có sở thích, năng khiếu nhưng nó có thể còn “tiềm ẩn”, phụ huynh nên quan sát thêm khả năng của con để định hướng, tránh để các em “xao động” theo bạn bè hoặc cảm giác nhất thời.

Các em này cần giải quyết ba vấn đề khi chọn nghề: Khi chưa xác định được sở thích, các em nên làm trắc nghiệm năng lực và sở thích để xác định bản thân phù hợp với nghề gì? Mỗi ngành học cung cấp kiến thức nền tảng để người học có thể làm được nhiều việc trong lĩnh vực đó, phải hiểu rõ trước khi xác định theo ngành học đó. Cuối cùng là chọn trường và bậc học phù hợp với sức học để “vượt vũ môn” thành công".

Chon nghe khi... khong co so thich

Ảnh minh họa: Sinh viên Trường ĐH Văn Hiến.

Theo các chuyên gia dự báo nguồn nhân lực, các yếu tố như hoàn cảnh kinh tế xã hội tại thời điểm khi đi làm cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với vấn đề thu nhập. Vì vậy, thay vì “lo xa” xem nghề nào sau bốn năm nữa sẽ “hot”, lương cao thì các em nên xác định sở trường của mình để chọn ngành nghề phù hợp và chuẩn bị những kỹ năng mềm từ sớm.

Nghề nào cũng có người thành công hay thất bại, nhu cầu nhân lực thì thay đổi theo thời gian. Hầu như ngành nghề nào cũng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Thiếu ở đây là thiếu nhân sự đáp ứng được tiêu chuẩn công việc. Vì vậy, đáp ứng kiến thức chuyên môn chưa đủ mà người học phải tự đào tạo thêm những kỹ năng như ứng xử, giao tiếp, ngoại ngữ… Ngày nay các doanh nghiệp chú trọng đến những tiêu chuẩn cá nhân hơn. Bằng cấp có thể giúp bạn xin được việc, nhưng thăng tiến hay không là phải tùy thuộc vào năng lực.

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT, các bạn trẻ nên chọn nghề trước rồi chọn trường sau. Nhiều bạn trẻ vẫn chọn trường trước, sau đó là chọn ngành dễ đậu để dự thi. Như thế, các bạn đang giải bài toán theo “công thức” ngược. Vì vậy, có khi vào học được ngôi trường yêu thích chẳng bao lâu, nhiều sinh viên bắt đầu… vỡ mộng. Bạn phải xác định ngay từ đầu là mình sẽ làm nghề gì, phải trả lời được những câu hỏi: Tính chất công việc của nghề nghiệp này là gì; mình có đam mê, có thể vượt qua những thử thách khó khăn của công việc này được không; triển vọng của nghề này có tốt không; sức khỏe có đáp ứng được yêu cầu công việc không; thu nhập như thế nào?... Nếu đa số câu trả lời là “có” thì bạn đã thật sự “cảm” nghề đó. Chọn được nghề phù hợp rồi hãy rà soát tất cả những trường có đào tạo ngành nghề này để chọn trường phù hợp.

Thạc sĩ Vương Thanh Long hướng dẫn thêm: để chọn trường, cần xem xét các yếu tố: phải phù hợp về môi trường học tập, mức điểm chuẩn hàng năm vừa sức và chắc chắn học phí phải vừa với “hầu bao” của gia đình người học… Kế đến là xem xét trong nhóm ngành lớn có nghề mà bạn yêu thích có những ngành, chuyên ngành nhỏ nào phù hợp nhất với nguyện vọng và sức học của mình thì hãy đăng ký. Nhiều bạn sau khi xác định được ngành học, cứ khư khư quan điểm phải vào trường X, Y, Z cho bằng được là rất sai lầm dễ dẫn đến tốn kém không cần thiết (nếu yêu cầu của trường đó quá cao so với năng lực, sẽ trượt hết năm này đến năm khác).

Trong việc lựa chọn ngành nghề, nên quan tâm đến nhóm ngành hơn là ngành, chuyên ngành. Ví dụ, các ngành công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, công nghệ thực phẩm, chế biến thủy sản… có thể dễ dàng chuyển đổi trong quá trình học tập và làm việc. Các ngành, nghề trong cùng một nhóm ngành có sự tương đồng tương đối về chương trình đào tạo và các trường cũng đang áp dụng đào tạo theo tín chỉ giúp “mềm” hóa quá trình đào tạo.

Gia Tuệ - Ân Bảo

Chon nghe khi... khong co so thich

Chon nghe khi... khong co so thich

Chon nghe khi... khong co so thich Chon nghe khi... khong co so thich

Chon nghe khi... khong co so thich Chon nghe khi... khong co so thich

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI