Chọn nghề hay chọn chỗ làm?

02/04/2013 - 07:21

PNO - PNO - Đó là câu hỏi hóc búa với bất kỳ học sinh nào sắp tốt nghiệp THPT. Đứng trước ngưỡng cửa vào đời, chúng ta nên chọn ngành nghề theo sở thích hay nghề dễ kiếm việc làm? Làm thế nào để có thể lựa chọn dung hòa được...

 Học ngành này ra trường làm ở đâu? Ngành học có dễ kiếm việc hay không? Điều kiện làm việc và thu nhập của ngành sau khi ra trường như thế nào?... Với nhiều suy nghĩ như thế và do một số quan niệm chưa phù hợp nên đôi khi dẫn đến việc lựa chọn ngành, nghề của học sinh không phù hợp với bản thân.

Để làm việc tại ngân hàng thì phải học tài chính-ngân hàng?

Các em học sinh (HS) và phụ huynh (PH) thường nhầm lẫn việc việc chọn ngành, nghề với việc chọn chỗ làm. Nhiều người quan niệm, để làm việc tại ngân hàng thì phải học tài chính - ngân hàng; muốn làm trong bệnh viện thì phải học y - dược; học kỹ thuật hạt nhân là phải làm tại nhà máy điện hạt nhân,… Mặc dù trong thực tế các ngân hàng ngoài nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành kinh tế cũng tuyển dụng nhân sự thuộc các khối ngành kỹ thuật, công nghệ,… Hoặc ngành hạt nhân ngoài việc làm tại các lò phản ứng của các nhà máy điện thì nhu cầu nhân lực của ngành này trong lĩnh vực y tế, cơ khí chính xác, .. là rất lớn.

Chon nghe hay chon cho lam?

Nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH tại Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM

Song song với việc nhầm lẫn trong việc chọn ngành với chọn chỗ làm thì tư duy trong việc định hướng nghề nghiệp và xác định nhu cầu việc làm của PH thường bị giới hạn trong địa bàn cư trú của bản thân mà rất ít quan tâm đến nhu cầu chung của xã hội, nhu cầu việc làm của các nước trong khu vực và thế giới.

Trong việc hướng nghiệp của HS thì việc hướng nghiệp ở giai đoạn học THCS, THPT chỉ là giai đoạn đầu trong việc hướng nghiệp cho bản thân, việc định hướng nghề nghiệp vẫn còn tiếp diễn trong quá trình các em tham gia việc đào tạo ở bậc TCCN, CĐ, ĐH. Chính trong giai đoạn học sau THPT bản thân các em sẽ nhận thức toàn diện và sâu sát với về năng lực bản thân và định hướng nghề nghiệp sát với nhu cầu nhân lực khi ra trường.

Một số yếu tố cần chú ý trong việc chọn ngành nghề:

Thứ nhất: Các em HS và PH cần tìm hiểu kỹ và khám phá các sở trường, sở thích và khả năng của bản thân xem phù hợp với nhóm ngành nào. Việc chọn ngành, nghề phù hợp với sở trường, sở thích và năng lực bản thân giúp các em phát huy hết khả năng khi học tập và khi tốt nghiệp ra trường. Công việc phù hợp với sở trường, sở thích và khả năng của các em sẽ giúp các em cố gắng hơn, siêng năng hơn và qua đó dễ dàng hơn trong việc giúp các em vượt qua nhiều khó khăn trong công việc. Chính niềm đam mê và sự nỗ lực góp đến 99% sự thành công của mỗi cá nhân.

Thứ hai: Trong việc lựa chọn ngành nghề nên quan tâm đến nhóm ngành hơn là quan tâm đến ngành, chuyên ngành. Ví dụ, các ngành công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, công nghệ thực phẩm, chế biến thủy sản, ….có thể dễ dàng chuyển đổi cho nhau trong quá trình học tập và làm việc. Trong xã hội hiện tại thì việc nhanh chóng tiếp cận tri thức và thích nghi nhanh với môi trường làm việc, chuyển đổi nghể một các nhanh chóng là yếu tố quyết định sự thành công trong tương lai. Các ngành, nghề trong cùng một nhóm ngành có sự tương đồng tương đối về chương trình đào tạo và kết hợp với việc các trường hiện đang áp dụng đào tạo theo tín chỉ, hình thức đào tạo tiên tiến giúp “mềm” hóa quá trình đào tạo, như Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM … tạo sự chủ động nơi người học, giúp quá trình hướng nghiệp của HS tiếp t diễn ngay trong lúc học và cả sau khi tốt nghiệp.

Thứ ba: HS và PH cần quan tâm đến nhu cầu lao động và định hướng phát triển của đất nước và thế giới trong một giai đoạn thay vì quan tâm đến nhu cầu hiện tại vì việc tốt nghiệp và làm việc của các em là trong tương lai từ 2 đến 4 năm tùy theo hệ đào tạo.

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn
(Phó trưởng phòng Đào tạoTrường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI