Chọn nghề gì để không “thất nghiệp”?

11/03/2014 - 19:25

PNO - PN - Đó là câu hỏi hóc búa đối với học sinh sắp tốt nghiệp THPT, đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Chọn nghề theo sở thích hay nghề dễ kiếm việc làm?

edf40wrjww2tblPage:Content

Đi làm nhưng... thất nghiệp

“Em thích nghề sửa xe máy nhưng ba mẹ nói bây giờ người ta đi xe xịn, xe tay ga, lấy đâu xe hư nhiều mà sửa; vả lại theo nghề này chân tay lấm dầu nhớt mà lại khó giàu nên bảo em chọn ngành kinh tế vì sức học em cũng tương đối. Là con trai trưởng nên em cũng thi rồi học tài chính ngân hàng cho ba mẹ vui. Đi học thì không hứng thú nhưng khi đi làm mới thật sự là cực hình. Gia đình xin cho em vào làm nhân viên tín dụng của một ngân hàng cổ phần. Ngày nào cũng xách cặp đi làm, em thấy tám tiếng dài kinh khủng. Lương khá nhưng em “ngán” những con số kết toán, dư nợ... nên cứ làm sai, bị sếp la. Ban đầu, em cũng cố dành thêm ngày Chủ nhật để nhờ đồng nghiệp chỉ giúp nhưng học không vô, nản lắm”, Lâm Minh H., cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM chia sẻ.

Chon nghe gi de khong “that nghiep”?

HS Trường THPT Võ Thị Sáu (Q. Bình Thạnh) tại buổi hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh năm 2014. Ảnh: Minh Nhật

Thực tế, có nhiều người đi học rồi đi làm nhưng vật vờ như thất nghiệp vì chọn nhầm nghề. Họ vẫn đi làm hàng ngày nhưng không thấy hứng thú, không tìm được động lực để sáng tạo, cống hiến cho công việc, thậm chí rất chán nản.

TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng phòng Công tác HSSV, ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ rõ: Nhiều phụ huynh, thí sinh quan niệm chọn ngành “hot” để có việc làm tốt là vô cùng sai lầm. Không ít thí sinh phải chọn ngành nghề không theo năng lực và sở thích bản thân mà vì những lý do khác như: nghe theo “quy hoạch” của gia đình; vì ngành đó đang “hot”, lương cao, địa vị tốt... Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Nghe ý kiến gia đình là cần thiết, chọn nghề có cơ hội phát triển thu nhập cao là chính đáng, nhưng tất cả những lý do đó không thể làm bạn hạnh phúc bằng việc bạn cảm thấy say mê và hứng thú với công việc.

ThS Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM khuyên, các thí sinh nên lắng nghe tiếng nói của trái tim, nghĩa là nên tìm hiểu kỹ, khám phá sở trường, sở thích và khả năng của bản thân xem phù hợp với nhóm ngành nào. “Khi tôi đi tư vấn, có em học sinh đặt câu hỏi “Làm nghề gì mau giàu nhất?”. Tôi nói đó là nghề mà em thích nhất. Có em cho rằng câu trả lời đó rất “chung chung”, nhưng nếu mỗi sáng thức dậy em phải làm việc mình không thích và phải làm việc đó cả đời thì có ngán không? Việc chọn ngành nghề phù hợp với sở trường, sở thích và năng lực bản thân giúp các em phát huy hết khả năng khi học tập và khi đi làm. Công việc phù hợp sẽ giúp các em cố gắng hơn, siêng năng hơn và từ đó dễ dàng vượt khó khăn và đạt thành tựu trong công việc. Chính niềm đam mê và sự nỗ lực góp đến 99% sự thành công của mỗi cá nhân. Lúc đó, bạn sẽ “giàu” nhanh nhất theo năng lực của mình”, ThS Sơn chia sẻ.

Không chỉ tin vào “cảm giác”

Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM tư vấn: Tôi thường nói vui với các bạn học sinh là nếu bạn hay đểnh đoảng với các con số và… sợ tiền thì không nên mạo hiểm vào nhóm ngành tài chính - ngân hàng. Thật ra, cách nói đó là để khuyên các bạn khi chọn nghề nhất thiết phải tính đến sự phù hợp giữa tính cách cá nhân và tính chất công việc tương lai. Ví dụ người vô cảm với nỗi đau của người khác thì khó có thể thành công với nhóm nghề y, các bạn rất khó để theo nghề sư phạm nếu không có lòng yêu nghề, phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm. Tuy nhiên, sự lựa chọn nào cũng có tính hai mặt.

Bên cạnh những người luôn cố tìm cho mình công việc đem lại thu nhập cao, nghề “hot” để “oai” với bạn bè và “nở mặt” gia đình, vẫn có không ít người sẵn sàng cống hiến cho những nghề có thu nhập tương đối nhưng mang đến ý nghĩa với nhiều người và sự thỏa mãn cho bản thân. Khi đó, bạn có thể không giàu có và nổi tiếng, nhưng chí ít bạn đã thành công trong việc tạo ra giá trị bản thân trong nghề nghiệp của mình. Vì vậy, bạn chắc chắn phải trắc nghiệm bản thân với câu hỏi: Tôi là ai? Tôi muốn trở thành người như thế nào, nổi tiếng, giàu có hay nhàn hạ?... Những bạn có tâm hồn yêu thiên nhiên có thể theo các nghề liên quan đến lĩnh vực môi trường. Ai giàu trí tưởng tượng, nhiều ý tưởng có thể theo các nghề thiên về nghệ thuật như thiết kế, nhà văn, đạo diễn, nhiếp ảnh gia, họa sĩ… Nếu bạn muốn thử thách với những con số, có thể chọn nghề phân tích chứng khoán đang rất “hot”.

Điều quan trọng không kém là chọn nghề phải phù hợp với năng lực, trí tuệ của người học. Không chỉ đủ năng lực để “vượt vũ môn” ở kỳ thi đại học mà sau đó còn là cả quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, đến khi ra trường đi làm vẫn còn tiếp diễn. Chỉ tin vào câu "học tài thi phận" thì người học dễ bị đuối sức nếu chẳng may trúng tuyển vào ngành cao hơn năng lực, thậm chí dẫn đến bỏ học giữa chừng. Hiện nay, thông tin về ngành học, điểm chuẩn được công khai trên website các trường và các phương tiện truyền thông, thí sinh dễ dàng tham khảo để lượng sức mình trước kỳ thi.

TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chia sẻ bí quyết: Thí sinh không nên chỉ dựa vào “cảm giác” thích ngành nghề nào đó rồi đăng ký thi vào. Các em nên làm trắc nghiệm xem năng lực bản thân phù hợp với nghề nào rồi lựa chọn ngành dự thi tương ứng. Sau đó, xem xét những trường và bậc học nào có đào tạo ngành đó để lựa chọn phù hợp, tránh chọn “quá sức”. Nếu tính cách phù hợp nhóm ngành y dược, học lực xuất sắc thì chọn vào ĐH Y Dược TP.HCM; em nào khá giỏi thì dự thi vào ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khoa Y của ĐHQG; nếu sức học trung bình khá thì vào các trường ngoài công lập với mức điểm chuẩn chỉ vừa trên điểm sàn; nếu không đủ khả năng có thể chọn học trung cấp hoặc cao đẳng rồi liên thông dần lên.

 Tiêu Hà

Chon nghe gi de khong “that nghiep”?

Chon nghe gi de khong “that nghiep”? Chon nghe gi de khong “that nghiep”?

Chon nghe gi de khong “that nghiep”? Chon nghe gi de khong “that nghiep”?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI