Chợ Vinh đìu hiu, tiểu thương ngồi nhặt rau, lướt điện thoại

03/11/2024 - 07:12

PNO - Khách sỉ giảm, khách lẻ thưa thớt khiến việc kinh doanh của hàng trăm tiểu thương ở chợ Vinh ngày càng ảm đạm, thua lỗ.

Đình chính chợ Vinh (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) được xây mới từ năm 2005, bao gồm 3 tầng nổi và 1 tầng hầm, bố trí 1.380 gian hàng. Đây là trung tâm mua bán hiện đại, sầm uất và lớn nhất tỉnh Nghệ An thời điểm đó. Dịp cuối năm, chợ Vinh luôn tấp nập khách từ khắp nơi trong tỉnh đổ về mua sắm.
Chợ Vinh (TP Vinh, tỉnh Nghệ An) được xây mới từ năm 2005, bao gồm 3 tầng nổi và 1 tầng hầm, bố trí 1.380 gian hàng. Đây là trung tâm mua bán hiện đại, sầm uất và lớn nhất tỉnh Nghệ An thời điểm đó. Dịp cuối năm, chợ Vinh luôn tấp nập khách từ khắp nơi trong tỉnh đổ về mua sắm.
Bà Hoàng Thị Nhân (57 tuổi, tiểu thương bán quần áo ở chợ Vinh) nói rằng, đó đã là chuyện của hơn chục năm về trước. Khoảng 6 năm gần đây, việc buôn bán ở chợ Vinh ngày càng khó khăn. Đặc biệt là 2 năm qua, lượng khách lẻ giảm đến 90%. “Không mở quầy thì lo hàng tồn đọng, ẩm mốc. Mở thì không bán được, tốn thêm tiền điện, tiền thuế. Nhiều tháng bán không được, lỗ vốn là đàng khác” - bà Nhân nói.
Bà Hoàng Thị Nhân (57 tuổi, tiểu thương bán quần áo ở chợ Vinh) nói rằng, đó đã là chuyện của hơn chục năm về trước. Khoảng 6 năm gần đây, việc buôn bán ở chợ càng ngày càng khó khăn. Đặc biệt là 2 năm qua, lượng khách lẻ giảm đến 90%. “Không mở quầy thì lo hàng tồn đọng, ẩm mốc. Mở thì không bán được, tốn thêm tiền điện, tiền thuế. Nhiều tháng bán không được, lỗ vốn là đàng khác” - bà Nhân nói.
Hơn 9g sáng, ngay tại trung tâm đình chính chợ Vinh vẫn khá vắng khách. Thỉnh thoảng, một vài đoàn khách khách ghé vào nhưng tỉ lệ người mua hàng rất thấp.
Hơn 9g sáng, ngay tại sảnh trung tâm chợ Vinh vẫn khá vắng khách. Thỉnh thoảng, một vài đoàn khách ghé vào nhưng tỉ lệ người mua hàng rất thấp.
Bà Trần Thị Kim Thành (58 tuổi) cho biết, chợ truyền thống hiện bị cạnh tranh gay gắt với “chợ mạng”. Nhiều tiểu thương cũng từng tiếp cận để bán online, song không hiệu quả. “Chúng tôi già rồi, không rành về công nghệ để bán online lắm nên rất khó. Hơn nữa, tiểu thương ở đây chủ yếu bán sỉ, không gian ki-ốt nhỏ, việc bán online không cũng không thuận lợi” - bà Thành nói.
Bà Trần Thị Kim Thành (58 tuổi) cho biết, chợ truyền thống hiện bị cạnh tranh gay gắt với “chợ mạng”. Nhiều tiểu thương cũng từng tiếp cận để bán online, song không hiệu quả. “Chúng tôi già rồi, không rành về công nghệ để bán online lắm nên rất khó. Hơn nữa, tiểu thương ở đây chủ yếu bán sỉ, không gian ki-ốt nhỏ, việc bán online không cũng không thuận lợi” - bà Thành nói.
Khách lẻ thưa thớt, nguồn thu chủ yếu của các tiểu thương chợ Vinh vẫn đang phụ thuộc nhiều vào việc nhập sỉ cho các cửa hàng, chợ truyền thống ở các huyện nông thôn. Để thuận tiện cho các mối sỉ của mình, bà Thành thuê nhân viên vừa bán hàng trực tiếp, vừa gọi video giới thiệu hàng mới cho các mối sỉ ở xa.
Khách lẻ thưa thớt, nguồn thu chủ yếu của các tiểu thương chợ Vinh vẫn đang phụ thuộc nhiều vào việc nhập sỉ cho các cửa hàng, chợ truyền thống ở các huyện nông thôn. Để thuận tiện cho các mối sỉ của mình, bà Thành thuê nhân viên vừa bán hàng trực tiếp, vừa gọi video giới thiệu hàng mới cho các mối sỉ ở xa.
Nhiều dãy ki-ốt bán quần áo gần như chỉ có người bán và phụ việc trò chuyện với nhau. Vắng khách, nhiều tiểu thương tranh thủ đi chợ mua đồ ăn, nhặt rau…
Nhiều dãy ki-ốt bán quần áo gần như chỉ có người bán và phụ việc trò chuyện với nhau. Vắng khách, nhiều tiểu thương tranh thủ đi chợ mua đồ ăn, nhặt rau…
Hơn 30 năm bán quần áo ở chợ Vinh, bà Nguyễn Thị Kim Hoa cho hay, chưa bao giờ buôn bán ở đây lại đìu hiu như vậy. Nhiều hôm chờ đến chiều tối vẫn chưa có khách “mở hàng”, bà Hoa đành phải dọn hàng nghỉ sớm.
Hơn 30 năm bán quần áo ở chợ Vinh, bà Nguyễn Thị Kim Hoa cho hay, chưa bao giờ buôn bán ở đây lại đìu hiu như vậy. Nhiều hôm chờ đến chiều tối vẫn chưa có khách “mở hàng”, bà Hoa đành phải dọn hàng nghỉ sớm.
Cảnh tiểu thương ngồi lướt điện thoại, tám chuyện, nhổ tóc bạc cho nhau... để giết thời gian dần trở nên quen thuộc ở chợ Vinh.
Cảnh tiểu thương ngồi lướt điện thoại, tám chuyện, nhổ tóc bạc cho nhau... để giết thời gian dần trở nên quen thuộc ở chợ Vinh.
Là một trong những người còn duy trì việc livestream bán hàng ở chợ Vinh, chị Nguyễn Thị Kim Thao nói rằng, không gian chật chội, khó trưng bày hàng nên hiệu quả bán online không cao. “Tôi thuê 2 nhân viên livestream bán hàng nhưng hiệu quả không cao. Chúng tôi livestream chủ yếu để giới thiệu hàng mới về cho khách quen nhập sỉ, đỡ phải đi đến trực tiếp xem hàng thôi, chứ bán lẻ không nhiều” - chị Thao nói.
Là một trong những người còn duy trì việc livestream bán hàng ở chợ Vinh, chị Nguyễn Thị Kim Thao nói, không gian chật chội, khó trưng bày hàng nên hiệu quả bán online không cao. “Tôi thuê 2 nhân viên livestream bán hàng nhưng hiệu quả không cao. Chúng tôi livestream chủ yếu để giới thiệu hàng mới về cho khách quen nhập sỉ, đỡ phải đi đến trực tiếp xem hàng thôi, chứ bán lẻ không nhiều” - chị Thao nói.
Nhiều ki-ốt đóng cửa, treo biển cho thuê. Các tiểu thương cho biết, do kinh doanh ngày càng khó khăn nên nhiều người quyết định bán hoặc cho thuê ki-ốt để chuyển công việc khác.
Nhiều ki-ốt đóng cửa, treo biển cho thuê. Các tiểu thương cho biết, do kinh doanh ngày càng khó khăn nên nhiều người quyết định bán hoặc cho thuê ki-ốt để chuyển công việc khác.

Phan Ngọc

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(6)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI