Chợ trăm ngả, chữ tín chỉ một đường

07/02/2017 - 18:29

PNO - Bao thế hệ người Việt lấy chợ làm chỗ mưu sinh, hít thở cùng chợ, sống chết cùng chợ. Họ đi vào chợ, chính là đi vào đời.

Từ phố chợ thênh thang đến góc chợ quê gầy như con tôm con tép, bao thế hệ người Việt lấy chợ làm chỗ mưu sinh, hít thở cùng chợ, sống chết cùng chợ. Họ đi vào chợ, chính là đi vào đời, có người gia tài để lại, có kẻ chỉ bàn tay trắng, nhưng thảy giống nhau là tạo nghiệp, khởi nghiệp,  cưu mang cho mình và cộng đồng.

Bao biến thiên đã qua, nhưng chợ Việt không bật gốc, đó không chỉ là nhu cầu bán mua khởi phát từ khi đồng tiền trở thành vật lưu thông lúc con người nhận biết được  giá trị là gì, mà sự tồn tại của chợ hình như chỉ cần gói trong cái câu tóm hai đầu của một năm ròng “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”.

Muối mặn, vôi nồng, đó là chữ tín, là lòng tin bán-mua, neo kẻ có và người cần lại với chợ. Dù buôn gánh bán bưng hay tòa ngang dãy dọc, đều lấy chữ tín làm đầu, và chỉ cách đó mới vững bền…

Cho tram nga, chu tin chi mot duong

Chợ cá Bình Ba (Khánh Hòa) tấp nập người mua kẻ bán - Ảnh: Phùng Huy

Cho tram nga, chu tin chi mot duong

Cảnh mua bán cá khô ở chợ Bình Tân (TP.HCM)- ảnh Phùng Huy

Cho tram nga, chu tin chi mot duong

Người phụ nữ bán rau giá ở chợ cầu ngói Thanh Toàn (Huế) - Ảnh: Ái Mỹ

Cho tram nga, chu tin chi mot duong

Khu mua sắm Saigon Square (TP.HCM)- Ảnh: Võ Tiến

Cho tram nga, chu tin chi mot duong
Cụ bà đi chợ La Hai ( Đồng Xuân, Phú Yên)- Ảnh: Võ Tiến
Cho tram nga, chu tin chi mot duong
Bán trầu cau ở chợ Hà Mật (Quảng Nam)- Ảnh: Trung Việt
Cho tram nga, chu tin chi mot duong

Chợ cũ Tôn Thất Đạm (TP.HCM) có từ năm 1919 và sẽ giải tỏa sau tết Đinh Dậu- Ảnh: Phùng Huy

NPV

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI