Chợ quê của ngoại

22/04/2019 - 14:50

PNO - Ngày còn bé, cứ mỗi dịp nghỉ hè, mẹ lại gửi tôi về quê “cho ngoại nuôi thúc” tròm trèm một tháng.

Không biết có phải vì ngoại mát tay nuôi cháu hay nhờ hít thở hương đồng gió nội, chạy chân trần trên những bờ kênh mà sau mỗi kỳ hè tôi lại phổng phao thấy rõ. Ngoại hãnh diện lắm.

Sau mỗi đợt hè, về lại Sài Gòn, tôi thấy mình “hơn” tụi bạn trong lớp rất nhiều. Tụi nó cứ tròn mắt nghe tôi huênh hoang về chuyện đi câu cá thòi lòi cho kiến vàng ăn, chuyện bắn ná giàn thun, chuyện lội mương, moi đất sét để nặn bi đất… Và cả chuyện tôi ngồi cầu tõm loay hoay suýt lọt xuống mương cũng là đề tài tôi làm lác mắt lũ bạn thành phố ngây ngô. 

Cho que cua ngoai

Mới mờ sáng, ngoại đã thúc tôi dậy đi chợ, cái này là thể theo yêu cầu của cháu gái tối trước khi đi ngủ bữa nào cũng dặn đi dặn lại “ngoại nhớ kêu con dậy đi chợ với ngoại nghen”. Bữa nào ngoại thấy ngủ say quá không nỡ kêu dậy là sáng ra cháu gái mặt mày bí xị, giận ngoe nguẩy cả buổi chưa thôi. Trời chưa rõ mặt, tôi bước thấp bước cao theo ngoại men theo lối ven sông đi chợ. Con đường đi sướng chân lắm, vì ai nấy đều đi chân đất, lối đi được bao bàn chân qua lại nện bước mỗi ngày nên nhẵn thín, mát rượi. Tôi thường đếm mấy cây cầu để biết đường còn bao xa thì tới. Cầu này là cầu “quán chị Bông”, đi thêm một đoạn nữa là cầu “ông Ba hớt tóc”, chút nữa là tới cầu “hai cây gòn”… mấy cái tên cầu là do tôi tự đặt chứ ai hơi đâu mà đặt tên cầu ở cái xứ bước ba bảy bước là gặp cầu như quê ngoại.

Tôi hay nhớ mấy cây cầu vì mỗi lần qua cầu là một lần thử thách. Thân mình nhỏ bé, cao chưa tới tay vịn, cầu thì chỉ là một thân cây gác chênh vênh trên cọc xốc chéo, có khi còn rung rinh nữa chứ. Mỗi bước mỗi dò dẫm, tay với lên chấp chới thanh tre tay vịn mà tim đập thon thót. Qua được cây cầu là thở ra mấy lượt. Bữa nào nước lớn, ngập lé đé thân cầu thì lo lỡ té bơi sao nổi, gặp bữa nước ròng còn sợ hơn vì qua cầu lúc đó nhìn xuống chân thấy sâu hút, đầy bùn sình. Qua cầu sợ vậy mà cứ thích đi chợ. 

Cho que cua ngoai

Chợ quê hấp dẫn lắm trong con mắt đứa trẻ Sài Gòn như tôi. Chợ họp ngay trên con đường uốn lượn ven sông. Tới đầu chợ là ngoại hỏi sáng nay muốn ăn gì. Tôi tha hồ chọn lựa: bánh vòng, bánh cam phủ đường ngọt lịm, bánh da lợn khoanh trắng khoanh xanh, bánh tằm cọng xanh cọng trắng chan đẫm nước cốt dừa… Mấy món này về tả cho tụi bạn Sài Gòn thèm rớt nước miếng và lúc nào tôi cũng kết luận “Sài Gòn làm gì có!”. Cũng lạ là chẳng đứa nào cãi lại cả.

Lót miếng lá chuối ngồi bệt xuống đất, tay cầm bánh, ngoại dặn “ngồi yên đó cho ngoại đi chợ”. Vậy là tôi ngoan ngoãn vừa ăn bánh vừa nhìn cảnh chợ rộn ràng trước mặt. Tiếng dầm khua nước, tiếng xuồng cập mạn va nhau lộp cộp, tiếng gà vịt lục cục, mùi cà phê phảng phất, xôn xao giọng chào hỏi. Chợ nhỏ nên ai nấy đều quen biết nhau. Tất cả tạo thành một cảm giác hấp dẫn đến lạ kỳ đối với tôi khi đó. Đường về ngoại hay mướn xuồng cho ngồi. Dò dẫm trên chiếc cầu de ra mé sông, nhón chân bước xuống chiếc xuồng đang cập mũi cạnh cầu, xuồng nhỏ xíu chòng chành như chiếc lá. Ngồi vững giữa xuồng rồi tôi mới thấy yên tâm, thả tay ngoại, rồi thò tay xuống sông cho nước chảy luồn qua kẽ ngón. Bữa nào bơi xuồng thấy lục bình trôi ngang mà trổ bông là nằng nặc đòi hái cho kỳ được, cầm nhánh bông sướng rơn cả người. 

Cho đến tận bây giờ, đi bao nhiêu miền đất, ngắm bao nhiêu hoa cỏ bốn phương, tôi vẫn thấy hoa lục bình là đẹp nhất, cho dù cảm nhận có ít nhiều thiên vị. Vậy nên cứ mê mẩn sắc tím thanh tao lan tỏa từ khóe nhụy vàng rực rỡ, từng chùm mong manh đài các. 

Lũ trẻ nhà tôi chỉ còn biết quê ngoại qua lời kể của má. Chiều chiều, trong vuông sân nhỏ chốn thị thành, chúng cũng tròn xoe mắt y hệt lũ bạn tôi ngày xưa, quê ngoại mấy mươi năm lại trở về, kỳ diệu lạ thường, lung linh trong miền hoài niệm… 

Chợ quê hấp dẫn lắm trong con mắt đứa trẻ Sài Gòn như tôi. Chợ họp ngay trên con đường uốn lượn ven sông. Tới đầu chợ là ngoại hỏi sáng nay muốn ăn gì. Tôi tha hồ chọn lựa: bánh vòng, bánh cam phủ đường ngọt lịm, bánh da lợn khoanh trắng khoanh xanh, bánh tằm cọng xanh cọng trắng chan đẫm nước cốt dừa… Mấy món này về tả cho tụi bạn Sài Gòn thèm rớt nước miếng và lúc nào tôi cũng kết luận “Sài Gòn làm gì có!”. 

Kỳ Nam

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.