Chợ đồ cổ độc đáo nhất Sài Gòn hắt hiu sau ngày "trở lại"

14/09/2020 - 13:37

PNO - Khoảng hơn một tuần trở lại đây, khu chợ đồ cổ lớn nhất Sài Gòn mới bắt đầu quay lại nhịp sống cũ, tuy nhiên cả người bán và khách mua hàng đều e dè trong trạng thái “bình thường mới”.

Khan hiếm hàng xách tay

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều người bán đồ cổ tại chợ Cao Minh, quận Bình Thạnh, TPHCM đang cố gắng cầm cự khi sức mua của khách hàng giảm phân nửa so với trước. Trước khi dịch bệnh xảy ra, mỗi phiên chợ Cao Minh đón từ 500 đến 1.000 khách, vào ngày Chủ nhật, nhưng từ khi dịch bệnh xuất hiện, con số này đã giảm hẳn. Khoảng hơn một tuần trở lại đây, khu chợ đồ cổ lớn nhất Sài Gòn mới bắt đầu quay lại nhịp sống cũ, tuy nhiên cả người bán và khách mua hàng đều e dè trong trạng thái “bình thường mới”.

Đồ ở chợ Cao Minh chủ yếu nhập hàng xách tay từ nước ngoài về nhưng do dịch COVID-19 nên hoạt động vận chuyển bị ngưng trệ. Hiện tại, chợ Cao Minh chủ yếu kinh doanh những mặt hàng của Việt Nam và trao đổi hàng qua lại từ các mối quen.

Chợ đồ cổ Cao Minh nằm sâu trong một con hẻm trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Chợ thường mở cửa vào Chủ nhật hàng tuần, từ khoảng 6g sáng đến 14g chiều, nhưng hoạt động tấp nập chủ yếu vào buổi sáng.

Hơn 5 năm bán đồ cổ tại chợ Cao Minh, ông Thành - bán các loại đồ cổ như lư đồng, tiền xưa, móc đồng… với giá từ 100.000 đồng đến vài triệu đồng - cho biết đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh tượng đìu hiu, ế ẩm như vậy. Ngày trước, gia đình ông lấy hàng thông qua kiều bào hoặc nhập hàng xách tay từ nước ngoài về nhưng trong mùa dịch COVID-19, ông chỉ bán các món đồ cũ còn lại. 

“Buôn bán hạn chế lắm, chủ yếu khách đến tham quan còn khách mua lác đác. Giờ chỉ hy vọng hết dịch để lấy hàng mới về bán chứ quay qua quay lại cũng chỉ có từng đó món nên người mua cũng nhàm”, ông Thành nói.

Chợ Cao Minh là nơi tập trung nhiều dân chơi đồ cổ của Sài Gòn từ xưa đến nay

Đồ cổ ở chợ được bán với giá từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng

Ông Hiền, người gắn bó với chợ đồ cổ Cao Minh nhiều năm, cũng đang rầu rĩ vì không có khách mua. Hàng của ông đa phần là kỷ vật chiến tranh, đồ mỹ nghệ… có nguồn gốc từ trong và ngoài nước. Thế nhưng từ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, ông chỉ còn một vài món xách tay cũ vì không thể nhập được hàng.

“Trước đó hàng hóa đa dạng lắm nhưng từ khi có dịch, khách mua cũng chẳng có mà hàng xách tay cũng hạn chế, buôn bán chán lắm”, ông nói.  

Việc khan hiếm nguồn hàng xách tay đã trở thành thực trạng chung ở chợ đồ cổ Cao Minh trong nhiều tháng qua.

Nhiều chủ sạp tại chợ đồ cổ Cao Minh than trời vì ế ẩm, lượng khách đến đông nhưng sức mua đã giảm phân nửa do dịch COVID-19.

Cầm cự để giữ nghề

Nhằm thu hút khách, nhiều chủ sạp đã giảm giá các mặt hàng khoảng 10%, thế nhưng vẫn không thể kéo vãn tình thế.

Dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng COVID-19 nhưng các chủ sạp ở đây vẫn phải đóng tiền thuế 1 triệu đồng/tháng.

Những chiếc bút xách tay có giá khoảng 2 triệu đồng được bày bán tại chợ đồ cổ Cao Minh

“Cả hai cha con tôi đều theo nghề bán đồ cổ nên kinh tế bị ảnh hưởng rất nhiều, giờ chỉ biết cầm cự để duy trì hoạt động chứ cũng không biết làm gì khác”, ông Thành cho hay. Đối với người có niềm đam mê đồ cổ như ông, cổ vật đã trở thành người bạn tâm giao.

Ông Phước Nguyễn (79 tuổi), chuyên bán các mặt hàng xách tay ở chợ đồ cổ Cao Minh, quận Bình Thạnh. Sạp của ông Phước Nguyễn sưu tầm nhiều món đồ từ Mỹ như tẩu thuốc, hộp quẹt, đồng hồ, mắt kính, đĩa, mũ, bút... với mức giá đa dạng.

Chung cảnh ngộ với các sạp hàng tại chợ, ông Phước Nguyễn (79 tuổi) cũng đang điêu đứng vì ế khách. Do có thời gian dài sinh sống bên Mỹ nên ông sưu tầm được khá nhiều món hàng quý hiếm, có giá từ 400.000 đồng trở lên.

“Tôi già rồi nên buôn bán cho vui chứ không phải sống bằng nghề bán đồ cổ nhưng dịch bệnh cũng thấy buồn lắm. Khách đến đông nhưng mua ít, đa phần người ta tham quan thôi”, ông Phước Nguyễn chia sẻ.

Ngoài việc trao đổi mua bán, người dân còn đến chợ Cao Minh để trò chuyện, uống cà phê

Được biết, ông Phước Nguyễn có thời gian sưu tầm đồ cổ khá dài, đối với chú, bán đồ cổ vừa để giải trí vừa để cất giữ được những kỷ niệm quý giá.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh và mong muốn đoàn tụ với gia đình, cuối tháng 9 này, ông dự định đóng sạp hàng để quay trở lại Mỹ. 

Chú Đặng Hưng Hùng (ngụ quận Bình Thạnh) thường dành thời gian rảnh đến chợ đồ cổ Cao Minh để tham quan. Theo chú Hùng, lượng khách tại chợ đã nhỉnh hơn so với mấy tuần trước, khung cảnh tại đây cũng bắt đầu nhộn nhịp trở lại.
Ông Đặng Hưng Hùng (ngụ quận Bình Thạnh) thường dành thời gian rảnh đến chợ đồ cổ Cao Minh để tham quan. Theo ông, lượng khách tại chợ đã nhỉnh hơn so với mấy tuần trước, khung cảnh tại đây cũng bắt đầu nhộn nhịp trở lại.

 

Chợ đồ cổ Cao Minh là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê với đồ cổ. Đến đây, ngoài việc trao đổi mua bán, người dân còn được nhâm nhi những tách cà phê ngay trong khuôn viên chợ.
Chợ đồ cổ Cao Minh là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê với đồ cổ. Đến đây, ngoài việc trao đổi mua bán, người dân còn được nhâm nhi những tách cà phê ngay trong khuôn viên chợ.

 

Chợ đồ cổ Cao Minh là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê với đồ cổ. Đến đây, ngoài việc trao đổi mua bán, người dân còn được nhâm nhi những tách cà phê ngay trong khuôn viên chợ.
Chợ chính thức hoạt động từ năm 2013 đến nay, mỗi người vào cổng sẽ mất phí 40.000 đồng, phí này đã bao gồm một phần ăn hoặc một phần nước uống.

 

 Nhiều vị khách Tây cũng thường xuyên lui tới chợ đồ cổ để tìm kiếm nhứng món đồ quý hiếm. Những người bán hàng ở chợ đồ cổ Cao Minh rất hào sảng đón tiếp khách, không hề tỏ thái độ khó chịu nếu khách chỉ xem mà không mua hàng.
Nhiều vị khách Tây cũng thường xuyên lui tới chợ đồ cổ để tìm kiếm những món đồ quý hiếm. Những người bán hàng ở chợ đồ cổ Cao Minh rất hào sảng đón tiếp khách, không hề tỏ thái độ khó chịu nếu khách chỉ xem mà không mua hàng.

 

 Đều đặn vào ngày chủ nhật cuối tuần, người dân mê đồ cổ lại tập trung đến đây tham quan, mua bán. Nơi đây từ lâu đã trở thành không gian phục vụ các tay chơi đồ cổ ở Sài Gòn.
Đều đặn vào ngày Chủ nhật mỗi tuần, người mê đồ cổ lại tập trung đến đây tham quan, mua bán. Nơi đây từ lâu đã trở thành không gian phục vụ các tay chơi đồ cổ ở Sài Gòn.

 

 Chợ đồ cổ Cao Minh có khoảng 100 sạp, trưng bày hàng ngàn đồ cổ xách tay và hàng trong nước. Các chủ sạp trong chợ đều là những người thâm niên trong lĩnh vực đồ cổ.
Chợ đồ cổ Cao Minh có khoảng 100 sạp, trưng bày hàng ngàn đồ cổ xách tay và hàng trong nước. Các chủ sạp trong chợ đều là những người thâm niên trong lĩnh vực đồ cổ.

 

Chợ đồ cổ Cao Minh bày bán nhiều mặt hàng có giá trị, có những món đồ trước giải phóng.
Chợ đồ cổ Cao Minh bày bán nhiều mặt hàng có giá trị, hiện rất khó tìm.

 

Do bị khuyết tật, phải ngồi xe lăn nên chú Dũng phải ngồi bán đồ cổ gần chợ Cao Minh suốt 10 năm qua. Cứ chủ nhật hàng tuần, chú lại có mặt ở đây để bán đồ cổ, tuy nhiên dịch bệnh phức tạp nên các mặt hàng của chú cũng ế ẩm.
Do bị khuyết tật, chú Dũng phải ngồi xe lăn bán đồ cổ gần chợ Cao Minh suốt 10 năm qua. Cứ chủ nhật hàng tuần, chú lại có mặt ở đây để bán đồ cổ.

July Kim 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI