Chợ bán cây lúa non, mỗi năm chỉ họp vài ngày

17/02/2024 - 12:19

PNO - Một nắm lúa non chừng 100 cây được bán với giá từ 10.000-20.000 đồng. Nếu như người bán có thể thu được vài trăm ngàn đồng mỗi ngày thì không ít người cũng phải tốn tiền triệu mua cây lúa non để dặm kín ruộng.

 

Chợ bán cây lúa non độc nhất ở Nghệ An
Chợ mạ (cây lúa non) của người dân vùng chợ Cồn (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) hoàn toàn tự phát. Nói là chợ, song thực chất khu vực này chỉ một nhóm người mua bán tự phát trên đoạn đường qua xã Thanh Dương (huyện Thanh Chương).
Chợ mạ (cây lúa non) của người dân vùng chợ Cồn (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) hoàn toàn tự phát. Nói là chợ, song thực chất khu vực này chỉ một nhóm người mua bán tự phát trên đoạn đường qua xã Thanh Dương (huyện Thanh Chương).
Đây được xem là phiên chợ “độc nhất” ở Nghệ An khi mặt hàng được bán tại đây chủ yếu là những bó lúa non (cây mạ) của người dư, bán cho người có nhu cầu.
Đây được xem là phiên chợ “độc nhất” ở Nghệ An khi mặt hàng được bán tại đây chủ yếu là những bó lúa non (cây mạ) của người dư, bán cho người có nhu cầu.
Những bó mạ được người bán để ngay trên vỉa hè để người mua có thể chọn những nắm mạ vừa ý. Giá mạ cũng do người mua, kẻ bán tự giao ước, tuỳ theo giống lúa, độ cứng cáp của mạ mà có giá cao hoặc thấp.
Những bó mạ được người bán đặt ngay trên vỉa hè để người mua có thể chọn những nắm mạ vừa ý. Giá mạ cũng do người mua, kẻ bán tự giao ước, tùy theo giống lúa, độ cứng cáp của mạ mà có giá cao hoặc thấp.
Theo người dân địa phương, trước đây, mạ sau khi cấy dư thừa chủ yếu được người dân tỉa dặm vào những nơi lúa chết hoặc đem cắt ngang gốc về làm thức ăn cho trâu, bò chứ không có chuyện bán mua. Những năm gần đây, nạn ốc bươu vàng tàn phá khiến nhiều ruộng lúa sau khi gieo cấy bị “xóa sổ” từng vùng lớn. Cũng vì vậy, nhu cầu mạ để dặm ruộng tăng cao nên hình thành chợ mạ.
Theo người dân địa phương, trước đây, mạ sau khi cấy dư thừa chủ yếu được người dân tỉa dặm vào những nơi lúa chết hoặc đem cắt ngang gốc về làm thức ăn cho trâu, bò chứ không có chuyện bán mua. Những năm gần đây, nạn ốc bươu vàng tàn phá khiến nhiều ruộng lúa sau khi gieo cấy bị “xóa sổ” từng vùng lớn. Cũng vì vậy, nhu cầu mạ để dặm ruộng tăng cao nên hình thành chợ mạ.
Việc dặm lúa thường hoàn tất trong vòng một tuần đến nửa tháng, bởi vậy chợ mạ cũng chỉ tồn tại trong quãng thời gian này rồi tự tan.
Việc dặm lúa thường hoàn tất trong vòng một tuần đến nửa tháng, bởi vậy chợ mạ cũng chỉ tồn tại trong quãng thời gian này rồi tự tan.
Chị Nguyễn Thị Lương (trú xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương) cho biết, trung bình mỗi bó mạ khoảng trên 100 cây lúa non. Giá cả tùy thuộc vào giống lúa, từ 10.000 đồng/bó đối với giống lúa thuần, 15.000-20.000 đồng/bó đối với giống lúa lai. Năm nay, sau khi dặm xong 4 sào lúa, chị vẫn còn dư thừa mạ nên nhổ mang ra chợ bán.
Chị Nguyễn Thị Lương (trú xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương) cho biết, trung bình mỗi bó mạ khoảng trên 100 cây lúa non. Giá cả tùy thuộc vào giống lúa, từ 10.000 đồng/bó đối với giống lúa thuần, 15.000-20.000 đồng/bó đối với giống lúa lai. Năm nay, sau khi dặm xong 4 sào lúa, chị vẫn còn dư thừa mạ nên nhổ mang ra chợ bán.
“Cũng may ruộng nhà tôi năm nay không bị ốc bươu vàng phá quá nhiều nên dư mạ để bán. Bữa giờ tôi cũng bán được gần 1 triệu rồi” - chị Lương nói.
“Cũng may ruộng nhà tôi năm nay không bị ốc bươu vàng phá quá nhiều nên dư mạ để bán. Bữa giờ tôi cũng bán được gần 1 triệu đồng rồi” - chị Lương nói.
Món hàng khá đặc biệt này được người bán, người mua xem xét kỹ. Với người mua, họ phải chọn những bó mạ cứng cáp, khỏe, bộ rễ phát triển mạnh để khi dặm xuống ruộng sẽ nhanh bén đất, đuổi kịp lúa có sẵn trên ruộng.
Món hàng khá đặc biệt này được người bán, người mua xem xét kỹ. Với người mua, họ phải chọn những bó mạ cứng cáp, khỏe, bộ rễ phát triển mạnh để khi dặm xuống ruộng sẽ nhanh bén đất, đuổi kịp lúa có sẵn trên ruộng.
Cây lúa non được bán ở chợ chủ yếu là mạ bắc (hạt lúa lên mầm được vãi xuống đất với mật độ dày) cao khoảng 30cm. Người bán nhổ, rửa sạch lớp bùn rồi bó thành từng bó bằng khoảng một nắm tay.
Cây lúa non được bán ở chợ chủ yếu là mạ bắc (hạt lúa lên mầm được vãi xuống đất với mật độ dày) cao khoảng 30cm. Người bán nhổ, rửa sạch lớp bùn rồi bó thành từng bó bằng khoảng một nắm tay.
Dù đã làm đủ cách từ soi đèn bắt ốc, phun thuốc diệt trừ song hơn nửa diện tích 2 sào lúa mới cấy của bà Trần Thị Hoàng (trú xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương) vẫn bị ốc bươu vàng cắn phá hơn nửa. Để nhanh chóng phủ xanh kín ruộng, vợ chồng bà Hoàng phải xin mạ của người thân, mỗi ngày qua chợ mạ mua thêm gần chục bó để ra dặm.
Dù đã làm đủ cách từ soi đèn bắt ốc, phun thuốc diệt trừ song hơn nửa diện tích 2 sào lúa mới cấy của bà Trần Thị Hoàng (trú xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương) vẫn bị ốc bươu vàng cắn phá. Để nhanh chóng phủ xanh kín ruộng, vợ chồng bà Hoàng mỗi ngày phải qua chợ mạ mua thêm gần chục bó để ra dặm.
“Tính sơ sơ bữa giờ cũng mất hơn 500.000 đồng mua mạ để dặm rồi. Mấy năm nay ốc bươu vàng nó tàn phá rất mạnh, ở chỗ tui có nhà năm mất tiền triệu để mua mạ về dặm mới đủ cơ” - bà Hoàng nói.
“Tính sơ sơ bữa giờ cũng mất hơn 500.000 đồng mua mạ để dặm rồi. Mấy năm nay ốc bươu vàng tàn phá rất mạnh, ở chỗ tui có nhà mất tiền triệu để mua mạ về dặm” - bà Hoàng nói.
Anh Nguyễn Phùng Đăng (trú xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương) cho biết, ngoài ốc bươu vàng, nhiều ruộng lúa ở huyện Thanh Chương đang bị chết nhiều do  thời tiết thất thường, thiếu nước sản xuất. Để kịp thời vụ, không ít người dân phải bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn để mua mạ về dặm phần ruộng trống.
Anh Nguyễn Phùng Đăng (trú xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương) cho biết, ngoài ốc bươu vàng, nhiều ruộng lúa ở huyện Thanh Chương đang bị chết nhiều do thời tiết thất thường, thiếu nước sản xuất. Để kịp thời vụ, không ít người dân phải bỏ ra một khoản tiền tương đối lớn để mua mạ về dặm phần ruộng trống.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI