Chính phủ Mỹ đóng cửa, nhiều viên chức không đủ tiền mua tã cho con

17/01/2019 - 15:17

PNO - Mới đây, Jojo nghe trường thông báo hai con trai của cô hết tã và cần cô bổ sung thêm cho các cháu. Đó là một lời nhắc thông thường, nhưng nó khiến cô sự hãi, vì cô không còn tiền để mua tã cho con.

Chinh phu My dong cua, nhieu vien chuc khong du tien mua ta cho con
Quỹ hỗ trợ quân sự Massachusetts đang cung cấp thực phẩm và các nhu cầu cơ bản khác cho các quân nhân bị ảnh hưởng vì chính phủ đóng cửa. Quỹ đã phân phối hết toàn bộ số tã dự phòng cho 3 tháng trong vòng 2 tuần.

Jojo (đề nghị được giấu tên, vì cô và các đồng nghiệp không được phép nói chuyện với báo chí) là một trong số khoảng 420.000 nhân viên liên bang Hoa Kỳ hiện đang làm việc không lương, do chính phủ đóng cửa một phần từ ngày 22/12 năm ngoái. Cùng lý do này, 380.000 nhân viên khác buộc phải nghỉ phép ở nhà.

Jojo là nhân viên quản giáo tại một nhà tù liên bang ở Texas và là người kiếm tiền duy nhất trong gia đình. Chồng cô ở nhà chăm sóc hai con trai 3 và 4 tuổi. Cả hai con của cô đều mắc chứng tự kỷ, chúng không biết nói và mới đây đã đến tuổi không còn được hưởng dịch vụ gia đình chăm sóc.

Do thiếu đi ít nhất một khoản lương, nhiều nhân viên liên bang không thể chi trả cho những mặt hàng cơ bản như thực phẩm và thuốc men, họ phải rất chật vật mới kiếm được các món đồ đó.

Mua tã bỉm, một chi phí tốn kém ngay cả đối với các gia đình có lương, trở thành một vấn đề nan giải. Đây là thứ không thể thiếu cho nhiều gia đình, nhưng không có các chương trình liên bang cung cấp tã cho trẻ em.

“Tôi không thể không thay bỉm cho con, vì các cháu không thể cứ để như vậy, nếu bạn phải chăm sóc trẻ nhỏ, bạn sẽ không muốn gây nguy hiểm cho sức khỏe của con mình”, Jojo nói với HuffPost.

Chinh phu My dong cua, nhieu vien chuc khong du tien mua ta cho con
Một số tổ chức phi lợi nhuận cung cấp tã cho các gia đình có nhu cầu trong thời gian chính phủ đóng cửa, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu - Ảnh: AP

Tiền lương của Jojo vào khoảng 2.000 USD/tháng và gia đình cô sống bằng khoản tiền này kể từ khi có con. Ngoài các chi phí sinh hoạt, hai lần một tuần cô phải trả tiền trị liệu đặc biệt cho 2 con. Mặc dù bảo hiểm chi trả hầu hết chi phí này, nhưng gia đình phải trả thêm 30 USD cho mỗi phiên trị liệu.

Mỗi tháng, Jojo chi 120 USD mua bỉm cho con và tháng này cô không trả nổi các khoản nợ thế chấp hoặc hóa đơn mua xe trả góp. Jojo thở phào nhẹ nhõm khi được một người bạn cho biết cô có thể đến Ngân hàng tã Texas (TDB) xin trợ giúp. TDB là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở San Antonio cách nhà cô hai giờ lái xe.

Ngân hàng TDB cung cấp khoản tiền giúp mua tã và khăn lau 6 tháng cho nhân viên chính phủ và các nhân viên hợp đồng bị tác động bởi việc chính phủ đóng cửa.

TDB có nguồn lực để hỗ trợ tiền tã cho các nhân viên liên bang, nhưng chỉ là những người lần đầu tìm kiếm sự trợ giúp, vì nhu cầu thực tế vượt quá khả năng của họ. Ngân hàng này mỗi ngày chỉ có thể cấp tiền tã cho 20 gia đình.

Trong khi đó, có một tổ chức khác là Mạng lưới ngân hàng tã quốc gia (NDBN), bao gồm hơn 200 ngân hàng tã địa phương, được tổ chức theo mô hình tương tự như ngân hàng thực phẩm. Mặc dù NDBN phân phối khoảng 52 triệu tã mỗi năm, nhưng con số này vẫn chưa đủ. Chỉ riêng ở Connecticut, ngân hàng tã cung cấp tiền tương đương 1 triệu tã mỗi năm.

Cẩm Hà (Theo Huffington Post)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI