PNO - Khi mặt trời lùi dần sau hàng cây, nội thường bảo với chúng tôi: “Chập chiều chập choạng rồi, cất hết đồ đạc, rửa ráy, soạn sửa mà dọn cơm”.
Chập chiều chập choạng chính là khoảng thời gian cuối ngày, khắp cánh đồng trước nhà bắt đầu dâng lên màu tím thẫm. Từng tàng cây lớn, những bụi cây nhỏ hòa lẫn vào nhau. Đâu đó, chốc chốc vang lên những tiếng lích chích của bầy chim gọi bạn, chúng rủ nhau bay về tổ, khép cửa một ngày dài.
Bấy giờ, khói từ gian bếp cũng bắt đầu bay lên, mùi thơm của gạo mới, của ruốc, thịt, cá kho thoảng ra nức mũi khiến những chiếc bụng háu đói của chị em tôi càng thêm réo rắt. Có đứa lập cà lập cập chạy vào đòi nội cho phần ăn trước.
Những món nội nấu thường rất hao cơm. Từ những món mẹ mang về, nội luôn tỉ mỉ nhặt nhạnh rồi chế biến theo công thức đơn giản nhưng lành vị nhất. Đâu chỉ cơm sôi mới nhỏ lửa, món kho, món mặn, món chiên gì cũng đậm đà hơn khi nội để lửa liu riu.
Nội không thích bọn trẻ suốt ngày chỉ biết học, hễ đứa nào khi chiều xuống còn tranh thủ vùi đầu vào sách, nội sẽ quát: “Chập chiều chập choạng, thấy gì mà đọc? Ưa hư mắt à, cất hết sách vở, soạn sửa dọn cơm!”.
Thường thì vào mùa nắng, dù có đói đến mấy nội cũng bắt tụi nhỏ phải đợi cha mẹ đi làm đồng về, cả nhà đông đủ mới ăn. Còn mùa đông, mưa rét, nội cho chúng tôi ăn trước. Mỗi đứa mỗi tô, nội gắp cho miếng cá kho, rau xào để lên mặt rồi của ai tự xúc lấy. Đó luôn là những bữa cơm thú vị, ngon nhất trần đời. Ở đó, có mùi thức ăn thơm phức, cơm nóng hổi, trong đáy mắt nhờ ánh lửa mà soi rõ bóng nội phản chiếu bập bùng. Mỗi đứa đánh chén một bụng no say.
Những buổi chiều lúc đang vào mùa, nông sản sẽ được xe kéo về, hoặc cha mẹ gánh về thả phịch trước hàng hiên. Ngôi nhà lúc đó cũng đã thẫm mờ, mọi người bắt đầu nhẩn nha ngồi xuống, dựa lưng vào những cây cột chống xà. Họ cùng nhau rót nước uống, rũ bỏ những bộ quần áo lao động đẫm ướt mồ hôi, mùi sình bùn ngai ngái theo gió loang về phía khu vườn rộng trước mặt.
Những người phụ nữ gia đình chẳng cần thắp đèn lên, cũng chẳng vội vàng cơm nước. Họ sẽ nói về số lượng và chất lượng của số nông sản vừa mới thu hoạch. Mẹ tính còn bao nhiêu ngày nữa sẽ giải quyết hết những mảnh ruộng còn lại. Bố thì bảo, xong mùa sẽ tu bổ lại cái sân phơi...
Theo năm tháng, những buổi chiều thơ bé dần qua đi, tôi lớn lên có dịp ngồi trên những chuyến tàu để đi xa. Sau ô cửa kính, là những buổi chiều khác nhau, khi mà nơi này tàu chạy qua cánh đồng, nơi khác, tàu băng qua vuông sen, núi đồi hay những mặt nước cạn… Sau cánh cửa, bầu trời dần nhạt nắng. Trên những ngọn cây, ánh sáng dịch chuyển, những cung đường tôi qua cũng không ngừng dịch chuyển, chúng cộng hưởng vào nhau. Tôi trộm nghĩ, trên cuộc đời này, chúng ta là những lữ khách, chẳng có thể chạm vào điều gì, nắm giữ một điều gì mãi mãi.
Tôi luôn tự hỏi, những chái bếp, những ngôi nhà sâu trong phía làng, ẩn mình dưới những tàng cây và bóng mặt trời mỗi ngày đều dịch chuyển ấy, liệu chúng còn giữ được làn khói bếp, liệu có đón được những bước chân trở về của người thân. Liệu ở đó còn có sự yêu thương, đoàn tụ, gắn kết của hai chữ “gia đình”.
Mặt trời, cây cỏ, gió mây thì luôn quen thuộc, nếu từng ấn tượng khuôn hình nào đó một lần thì dù đi qua cung đường nào khác, ta cũng cảm nhận được sự hao hao. Và thiên nhiên trên xứ sở nhiệt đới này không hề vô tình hay hoàn toàn ngẫu hứng. Mỗi mảng miếng, sắc màu mà trời đất, không gian tạo tác theo mùa đều mang tính tượng trưng, lặp lại. Chúng khiến ta rung động, bồi hồi. Không dưng mà ánh ban mai buổi sớm luôn trong veo, tinh sạch, lấp lánh, còn hoàng hôn lại chậm rãi, mờ ảo như việc phủ dần xuống một tấm rèm…
Nhìn hoàng hôn, ai cũng nhớ mẹ, nhớ quê. Nhìn hoàng hôn, ai cũng muốn trở về. Trở về với những chập chiều chập choạng vương mùi củi lửa nơi góc bếp thân quen.
Minh Thi
Chia sẻ bài viết: |
Cứ đến tết là tôi "cháy túi". Bao nhiêu tiền lương thưởng, tích cóp cả năm đội nón ra đi vì tật mua sắm vô tội vạ.
Được trở về quê hương, hòa mình vào không khí tết truyền thống, được nắm tay má, con cháu đi chợ, lòng tôi bỗng bình yên đến lạ.
Vết thương ấy đã góp thêm cho cô hành trang vào đời để trở thành Võ Thị Hoàng Yến ngày nay.
Phụ nữ thông minh không đánh ghen, thậm chí không cần tỏ ra ghen tuông, nhưng chồng họ vẫn biết sợ
Chiều ngả bóng, mẹ lại ra vườn, đứng ngắm luống mùi già chờ tết đến, ngóng những bước chân, tiếng nói cười rổn rảng khi con cháu trở về …
Tết đến, anh chuẩn bị vài giỏ quà. Tặng qua tặng lại để vui, để có không khí tết, và quan trọng là để thắt chặt tình thân.
Nhiều người mang sẵn định kiến về ai đó, điều gì đó, qua “kinh nghiệm”, “vốn sống”, “lời dạy của cổ nhân”.
Con trai càm ràm nho nhỏ, rằng ở quê mình có ai thiếu thốn gì mà mẹ xách cho nặng. Chỉ cần mẹ khỏe, chỉ cần tết mẹ về là đủ đầy...
“Công ăn việc làm mình vẫn có thể tìm cách khác, song cha mẹ chỉ có một. Tôi nghĩ, cần phải làm tròn đạo hiếu trước đã”.
Những ngày nắng đầu tháng Chạp là lúc mẹ tôi í ới gọi chị em vần mấy chậu đào vô nhà ủ ấm...
Sự giàu có của ba mẹ có ảnh hưởng đến nghị lực sống của con không?
Không dạy, không ép, tôi chỉ đồng hành và tạo điều kiện để con tự học từ chính cuộc sống.
C.P. Việt Nam đã có hơn ba thập kỷ phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành thực phẩm tại Việt Nam.
Khi những khúc xuân ca vang vọng khắp hang cùng ngõ hẻm, đấy là lúc mùa xuân đã về.
Chỉ cần đàn ông biết yêu thì phụ nữ sẽ biết chiều; chỉ cần đàn ông biết chia sẻ thì người vợ sẽ luôn ân cần, chu đáo.
Việc nhập vai thám tử, âm thầm tự tìm hiểu hoặc thuê hẳn dịch vụ “điều tra” người yêu đang dần trở nên phổ biến.
Mạng xã hội không chỉ là kênh giải trí mà mùa tết này nhiều người còn bỏ túi kha khá tuyệt chiêu ăn tết tiết kiệm.
Theo chị Đỗ Thị Nam Phương, tình yêu thương có nguyên tắc và tỉnh táo của phụ huynh giúp nuôi dạy nên đứa trẻ tự tin và tự lập.